Câu hỏi thường gặp đối với máy in mã vạch DATAMAX,cau hoi thuong gap doi voi may in ma vach datamax
Danh mục sản phẩm

Câu hỏi thường gặp đối với máy in mã vạch DATAMAX

Chuyên gia kỹ thuật Tân Phát sẽ trả lời các vấn đề thường gặp liên quan đến máy in mã vạch DATAMAX, Các bạn đừng ngần ngại gửi cho chúng tôi những yêu cầu, và bạn sẽ nhận được phản hồi sớm nhất

 

51_20.jpg

 

Tôi cần những gì để in mã vạch?

Bắt đầu cho việc in mã vạch thật dễ dàng. Chúng tôi có thể cung cấp tất cả phần cứng, phần mềm và hỗ trợ kỹ thuật khi bạn cần từ máy in để bàn công suất thấp đến máy in công nghiệp nặng. Cho dù các ứng dụng có khác nhau, nhưng thành phần cơ bản để bắt đầu in mã vạch giống nhau, như sau:

  • Máy in mã vạch
  • Máy vi tính
  • Phần mềm thiết kế mã vạch. Bạn có thể download bản dùng thử phần mềm Baterder tại địa chỉ www.tanphat.com.vn.
  • Cable giao tiếp máy in và máy tính
  • Giấy
  • Ribbon.

Có quá nhiều máy in, tôi phải lựa chọn như thế nào?

Trong hầu hết các trường hợp, Máy in barcode của bạn cần liên kết với một máy chủ, như một PC hoặc máy tính lớn. Cấu hình này thường gặp khó khăn khi cài đặt. Một vài hệ thống máy tính phụ thuộc vào một cổng giao tiếp đặc biệt giữa máy tính và máy in. Kiểm tra cẩn thận cổng giao tiếp có đúng qui định không và nếu đại lý máy in của bạn cung cấp cho bạn là loại cổng giao tiếp như vậy. Luôn luôn cân nhắc kỹ lưỡng những điều sau đây khi chọn máy in:

  1. Cổng giao tiếp. Bạn có thể cần đến cổng Serial, Parallel, USB, Ethernet, Coax, Twinax hoặc loại khác.
  2. Bộ nhớ. Máy in của bạn cần bộ nhớ đủ để hổ trợ trình ứng dụng của bạn và  phần mềm thiết kế nhãn. Phải chắc chắn rằng máy in có thể sử dụng với phần mềm mà bạn có ý định sử dụng.
  3. Tốc độ in. Bạn sẽ phải cần từ 2 đến 12 inches/giây (IPS) cho nhu cầu tạo ra tem nhãn của bạn. Tuy nhiên quan trọng hơn là label throughput, đơn vị đo số tem in ra trong mỗi phút. Phải chắc chắn rằng với tem mẫu được tạo ra, sự lựa chọn máy in của bạn có thể đáp ứng được tốc độ in nhanh nhất.
  4. Độ phân giải của máy in. Đó là số của DOTS PER INCH máy in có thể in một cách tự nhiên và là phép đo trong DPI. Hầu hết ứng dụng của bạn đều có thể xử lý ở độ phân giải 203DPI vì vậy đừng tiêu phí vào máy in có độ phân giải cao hơn nếu không cần đến. Tuy nhiên, nếu bạn cần in mã vạch nhỏ và kích cỡ chữ nhỏ, khi đó bắt buộc dùng máy in có độ phân giải cao từ 300 DPI trở lên.
  5. FONTS. Phải bảo đảm máy in của bạn xây dựng sẵn bộ font tốt nhưng cũng được hỗ trợ việc thêm font khi sử dụng thẻ nhớ hoặc máy tính. Nó cũng hỗ trợ tải xuống font mới thông qua phần mềm.
  6. Special Media Handling. Ứng dụng của bạn có đòi hỏi trục cuốn tem, bộ phận bóc tem tự động, bộ phận cắt tem, tiết kiệm ribbon, hoặc một bộ phận đặc biệt khác. Phải chắc chắn máy in bạn chọn hỗ trợ được tất cả các chức năng này về tiêu chuẩn (có sẵn trên máy) hoặc các tuỳ chọn.

Sự khác nhau giữa in nhiệt trực tiếp và in nhiệt gián tiếp?

Direct Thermal:  In nhiệt trực tiếp

Những máy in loại nhiệt trực tiếp chứa một đầu in nhiệt, tạo nhiệt năng lên màng của bề mặt chất liệu đặc biệt làm thành điểm đen khi nóng lên để tạo ra hình ảnh. In nhiệt trực tiếp tiết kiệm chi phí vì không cần phải sử dụng ribbon. Tuy nhiên, chất liệu này thì đắt tiền hơn loại không chịu nhiệt và nó rất dễ bị hỏng bởi các tác nhân như nhiệt độ, ánh sáng, nước, hoá chất và sử dụng mạnh tay. Tuổi thọ của nhãn in nhiệt trực tiếp thường ngắn hơn 1 năm. Tem nhãn in nhiệt trực tiếp dùng trong những ứng dụng với thời gian bảo quản ngắn, quản lý chi tiêu trong nhà, hàng hải ...

Thermal transfer: In nhiệt gián tiếp

Phương pháp in nhiệt gián tiếp được sử dụng rộng rãi trong các ứng dụng in mã vạch trong nhà. Đầu in nhiệt tạo nhiệt năng qua mực của ribbon lên bề mặt tem nhãn, tạo nên hình ảnh. Chế độ in này cải tiến trên chế độ in nhiệt trực tiếp trong nhiều cách. Sử dụng đa dạng hơn với nhiều loại giấy và vật liệu tổng hợp, có thể in cả đen và nhiều màu sắc ribbon khác nhau. Chất lượng in cao, ảnh dùng lâu dài và bền. Mã vạch được đọc dễ dàng bởi thiết bị đọc bằng ánh sáng hồng ngoại lẫn laser.

Các thông số chính trong việc lựa chọn nguyên liệu tem nhãn là gì?

Đây là một vài thông số chính để bạn lựa chọn chất liệu tem nhãn:

Kích thước lõi: Kích cỡ đặc trưng đường kính của lõi bên trong là 1 inch dành cho Datamax E-Class, 1,5 inch hoặc 3 inch dành cho các loại máy Datamax M-Class, I-Class, W-Class. Kích thước này được xác định tuỳ thuộc vào nhãn hiệu và model máy in của bạn.

Giấy cuộn mặt trong hay mặt ngoài: Chọn giấy cuộn mặt ngoài.
Kích thước tối đa của giấy cuộn hay giấy dạng xếp:
Với giấy cuộn:
-    Datamax E-Class: 0.375 - 24" (9.52-609.6 mm)
-    Datamax I-Class: 0.25" – 99" (6mm – 2475mm)
-    Datamax M-Class: 0.25" – 99" (6mm – 2475mm)
-    Datamax W-Class: 0.5” – 99.99” (12.7 mm – 2539.7 mm)
Chức năng phụ in nhãn với giấy dạng tập xếp, thì tương thích với hầu hết các máy in.

Chất liệu tem nhãn:

Nhãn được thiết kế để dễ dàng tiếp nhận với việc thay đầu in. Việc chọn lựa đặc trưng cho các vật liệu và ứng dụng là:
-    Giấy thường– vận chuyển đường thủy, bảng giá, bảng kiểm kê, và các ứng dụng trong nhà khác
-    Polypropylene- nhãn in các thành phần của sản phẩm…
-    Thẻ giấy – nhãn đính vào thiết bị.
-    Thẻ sợi tổng hợp–ứng dụng ngoài trời.
-    Nhãn Polyester  – thẻ kiểm kê tài sản, nhãn sản phẩm … 

Những yếu tố chủ yếu khi lựa chọn ribbon là gì?

Những yếu tố cần xem xét khi lựa chọn ribbon:

Độ rộng ribbon - Độ rộng ribbon chỉ nên lớn hơn độ rông tem một khoảng nhỏ (bao gồm phần rìa) để bảo đảm sự an toàn cho đầu in. Luôn bảo đảm ribbon lớn hơn giấy in từ 1/8” đến 1/4”. Ví dụ, một tem nhãn rộng 2.5 thì yêu cầu độ rộng ribbon là 3 inch.

Ribbon type:

Wax là loại ribbon có giá thấp nhất và được sử dụng khi yêu cầu về độ bền không được đưa ra. Sử dụng tốt với các loại tem nhãn có phủ hoặc không phủ chất liệu giấy. Thường được sử dụng để in tem vận chuyển, tem giá hoặc những ứng dụng khác sử dụng ở môi trường trong nhà.

Wax/Resin là loại ribbon có giá cao hơn Wax, nhưng mẫu in có khả năng chịu được việc cào xóa và dính bẩn, và có thể chống lại một số hóa chất nhẹ. Đây là lựa chọn tốt nhất để in giấy vải, tem vải và màng phim, và thích hợp để sử dụng ngoài trời trong thời gian ngắn.

Resin là loại ribbon có giá cao nhất, nhưng chất lượng in bền và chịu được hầu hết các loại hóa chất. Đây là lựa chọn tốt nhất khi in trên các chất liệu tổng hợp như polyester, polymide .v..v.

Ink Configuration (IN or OUT):

Bề mặt phủ mực “IN” hoặc “OUT”  không thể thay thế cho nhau, nhưng phụ thuộc vào dạng của Ribbon Supply Hub. Máy in Datamax sử dụng dạng Ribbon Supply Hub là IN

Kích Thước Lõi Ribbon:

Xem xét đường kính lõi cho lọai máy in đang sử dụng.
-    Datamax E-Class: 0.5 inches (13mm).
-    Datamax I-Class: 1.010” ± .006” (25.6 mm ± .2 mm)
-    Datamax M-Class: 1.010” ± .006” (25.6 mm ± .2 mm)
-    Datamax W-Class: 1.010” ± .006” (25.6 mm ± .2 mm)
Kiểm tra chắc chắn rằng ribbon được thiết kế phù hợp với loại máy in hiện có như một vài lõi đặc biệt phù hợp vừa khít với hệ cơ chuyền ribbon.

Độ Dài Ribbon:

Độ dài tương đương với đường kính lớn nhất của cuộn. Tất cả máy in đều có một giá trị đường kính lớn nhất.
-    Datamax E-Class: 361" (110M)
-    Datamax I-Class: 1968" (600 meters)
-    Datamax M-Class: 1476" (450 m)
-    Datamax W-Class: 1509" (460 Meters)

Khả năng chịu ánh sáng của ribbon:

Bản in được kiểm tra dưới nắng để kiểm tra cho yêu cầu độ bến. Thực tế, màu đen rất bền khi phơi nắng, độ nhạt thay đổi it trong 6 tháng. Ribbon màu bị nhạt nhiều hơn, ít hơn 1 tuần. Tuy nhiên, các loại và kiểu của ribbon resin chịu được nắng tới 1 năm.

Media sensor là gì?

Media sensor: Một thiết bị điện tử với photosensor để nhận giấy và vị trí đầu đường cắt, giấy khía hình V, giấy liên tục và reflective.

Calibration: Xử lý cùng với bộ phận cảm ứng đọc được đưa vào máy để thực hiện chính xác chức năng (nhận giấy) và vị trí đầu cuối TOF

TOF (top-of-form): Đầu tem nhãn mới được đánh dấu với giấy Gap, vết khía hình V, lằn ngang và chương trình.

Giấy liên tục (Continuous media):  Một cuộn giấy không đứt quãng hoặc một hộp nhãn, tem giấy có đế mà không chứa rãnh ngang, khe chữ V, hoặc đánh dấu từng phần tem, nhãn.

Giấy Reflective:  Giấy in được đánh dấu carbon đen bên dưới chât liệu, được sử dụng như tín hiệu đánh dấu vị trí đầu khi cảm biến “reflective” hoạt động.

Die-cut media: Giấy được cắt thành những mẫu dùng để in, nơi phần thừa của giấy sẽ được lấy khỏi từng tem nhãn độc lập, với khe hở giữa các tem, gắn với phần chất liệu, giới hạn từng tem nhãn không vượt qua giới hạn khe hở giữa các tem và được đóng vào chất liệu.

Gap: Khoảng trống giữa các tem hoặc tem khía chữ V đề xác định top-of-form

DPI, DPL, IPS là gì?

DPI (Dots per Inch): Đơn vị đo lường độ phân giải máy in, tỉ lệ với số thành phần nhiệt chứa trên một inch của đầu in. Được xem như “ độ phân giải”.

Ngôn ngữ lập trình Datamax (DPL) : câu lệnh lập trình đặc trưng sử dụng điều khiển và in nhãn trên máy in Datamax. Danh sách lệnh được liệt kê trong Datamax Programmer’s Manual

IPS (Inches per Second): đơn vị đo tốc độ máy in.

Cách kéo dài tuổi thọ đầu in.

  1. Lau chùi đầu in với alcohol và vải mềm sau mỗi lần thay giấy và ribbon.
  2. Bảo đảm luôn lắp ribbon đúng cách.
  3. Lưu trữ giấy in trong môi trường sạch sẽ.
  4. Bảo đảm giấy, ribbon và máy in ở cùng nhiệt độ phòng trước khi in.
  5. Chỉ sử dụng ribbon chính hãng
  6. Luôn giữ cho các bộ phận in tem nhãn của máy luôn sạch và không có bụi bẩn.
  7. Không sử dụng bất kỳ dụng cụ lạ nào lấy giấy kẹt ra khỏi máy.
  8. Luôn chỉnh leveling cam màu xanh khi thay đổi kích cỡ giấy.
  9. Luôn đảm bảo bề rộng của ribbon phải lớn hơn từ 1/8” đến 1/4”.
  10. Luôn đóng nắp máy in để đảm bảo bụi bẩn hay những vật thể lạ không rơi vào cuộn giấy hay ribbon làm ảnh hưởng tới đầu in.

Máy in Datamax có thể kết nối trực tiếp với các thiết bị khác như bàn phím đầu đọc mã vạch, cân, PDA...?

Thông thường, bạn phải thiết kế và in tem nhãn từ phần mềm trên PC. Tuy nhiên, máy in Datamax trở thành thiết bị thông minh khi nhúng module MCL (Macro Command Language) với chế độ chạy thực từ công nghệ MCL.

Một máy in thông minh đặt sức mạnh kết nối và truyền thông trong máy. Máy in Datamax bây giờ điều khiển ứng dụng thay vì nhận lệnh từ một thiết bị chủ, như máy vi tính.

Giải pháp kỹ thuật tiên tiến này cung cấp khả năng dễ dàng thiết kế những ứng dụng chỉ từ một máy in Datamax. Máy in Datamax với MCL điều khiển thông minh, lý tưởng cho:

  1. Các ứng dụng độc lập.
  2. Nhận hoặc gởi dữ liệu trực tiếp.
  3. Kết nối với hệ thống ERP hay cơ sở dữ liệu.
  4. Kết nối và điều khiển với các thiết bị phụ như máy in khác, cân, máy quét mã vạch, PDA, bàn phím or modem.
  5. Lưu trữ thông tin dữ liệu cho các yêu cầu in ấn với số lượng lớn.

Vui lòng liên hệ chúng tôi nếu bạn cần thông tin về MCL cho máy in Datamax.

Tôi có thể in tiếng Việt lên tem/nhãn không khi dùng máy in Datamax?

Hiện tại máy in Datamax (và hầu như tất cả các máy in nhãn khác) chưa hỗ trợ bộ font Tiếng Việt. Tuy nhiên, các phần mềm thiết kế tem nhãn như Bartender, Label Matrix,… đều in tốt Tiếng Việt với font VNI.

Lắp giấy và ribbon cho máy in như thế nào?

Chọn đúng loại máy in và tải hướng dẫn sử dụng từ website www.tanphat.com.vn.  Sau đó làm theo hướng dẫn.

Cài đặt driver máy in Datamax như thế nào?

Chọn đúng loại máy in, tải hướng dẫn sử dụng và driver từ website www.tanphat.com.vn. Sau đó làm theo hướng dẫn.

-------------------------------------------------------------

 

 

Công ty TNHH TMDV và phát triển thị trường Tân Phát
Tại Sài Gòn: Số 81 Cách mạng T8,Quận 1, TPHCM, 
Tel: (028)730 666 86 -0941581166
 
Tại HN: Số 33 Võ Văn Dũng,Quận Đống Đa, Hà Nội,
Tel: (024) 35. 666.555 , (024)73003666
--------------------
Phòng bán hàng dự án chuỗi siêu thị, nhà máy KCN: 0912270988 , 0917886988 / Email:tt06@tanphat.com.vn
Phòng Bán hàng cho các đại lý: 091.227.0988 , 091.666.0504 , 091.666.0042 /  Email: pp01@tanphat.com.vn

 

Câu hỏi thường gặp đối với máy in mã vạch DATAMAX,cau hoi thuong gap doi voi may in ma vach datamax Câu hỏi thường gặp đối với máy in mã vạch DATAMAX,cau hoi thuong gap doi voi may in ma vach datamax
14 1 15 29 bài đánh giá
ĐẶT HÀNG ONLINE(028)373066686 0941581166 - 0888477966
CÔNG TY TNHH TMDV và PTTT TÂN PHÁT GPKD số: 0102003818 do Sở KH & ĐT Thành phố Hà Nội cấp ngày 05 tháng 11 năm 2001