Tương lai của công nghệ RFID và ứng dụng,tuong lai cua cong nghe rfid va ung dung
Danh mục sản phẩm

Tương lai của công nghệ RFID và ứng dụng

Sự ra đời của thẻ RFID quả là một ý tưởng độc đáo: Thẻ RFID có thể thay thế cho các mã vạch trên các sản phẩm có bán tại các siêu thị bán lẻ và thay thế công nghệ tìm dấu vết bằng những máy phát radio nhỏ và không đắt tiền lắm. Thông tin có thể được truyền qua những khoảng cách nhỏ mà không cần một tiếp xúc vật lý nào cả. Đó là những gì mà RFID (công nghệ nhận dạng đối tượng bằng sóng radio) có thể mang tới.

RFID là kỹ thuật nhận dạng đối tượng bằng sóng vô tuyến.
• Kỹ thuật RFID có liên quan đến hệ thống không dây cho phép một thiết bị đọc thông tin được chứa trong một chip không tiếp xúc trực tiếp ở khỏang cách xa, mà không thực hiện bất kỳ giao tiếp vật lý nào hoặc yêu cầu một sự nhìn thấy giữa hai cái. Nó cho ta phương pháp truyền và nhận dữ liệu từ một điểm đến điểm khác.
• Kỹ thuật RFID đã có trong thương mại trong một số hình thức từ những năm 1970. Bây giờ nó là một phần trong cuộc sống hằng ngày, có thể thấy trong những chìa khóa xe hơi, thẻ lệ phí quốc lộ và các lọai thẻ truy cập an toàn, cũng như trong môi trường mà nơi đó việc đánh nhãn bằng mã số kẻ vạch trên hàng hóa (yêu cầu giao tiếp vật lý hoặc nhìn thấy) là không thực tế hoặc không hiệu quả lắm.
• Dạng đơn giản nhất được sử dụng hiện nay hệ thống RFID bị động làm việc như sau: một RFID reader truyền một tín hiệu tần số vô tuyến điện từ qua anten của nó đến một con chip không tiếp xúc. Reader nhận thông tin trở lại từ chip và gửi nó đến máy tính điều khiển đầu đọc và xử lý thông tin tìm được từ con chip. Các con chip không tiếp xúc không tích điện, chúng hoạt động bằng cách sử dụng năng lượng chúng nhận từ tín hiệu được gửi bởi một reader.
Thành phần của một hệ thống RFID:
Một hệ thống RFID toàn diện bao gồm bốn thành phần:
1. Thẻ RFID được lập trình điện tử với thông tin duy nhất.
2. Các reader hoặc sensor (cái cảm biến) để truy vấn các thẻ.
3. Anten
4. Server

Ảnh

Công nghệ nhỏ-sự nghiệp lớn

Bạn biết gì về RFID?

RFID (Radio Frequency Identification) là một phương pháp nhận dạng tự động dựa trên việc lưu trữ dữ liệu từ xa sử dụng thiết bị thẻ RFID và một đầu đọc RFID. Thẻ RFID được đưa vào sử dụng trong rất nhiều lĩnh vực như: quản lý đối tượng, quản lý nhân sự, quản lý hàng hóa bán lẻ trong siêu thị, nghiên cứu động thực vật học, quản lý hàng hóa trong xí nghiệp hay nhà kho, quản lý xe cộ qua trạm thu phí, làm thẻ hộ chiếu …Thí dụ, bạn vào trong một siêu thị để mua đồ, mọi hàng hóa đều được gắn với một thẻ RFID, thay vì việc đứng hàng giờ chờ thanh toán bạn có thể nhấc túi hàng vừa chọn và thanh thản đi ra khỏi siêu thị. Một đầu đọc RFID sẽ ghi lại mọi thông tin về giá sản phẩm khi bạn đi qua.

Thêm một dẫn chứng nữa về ứng dụng đầy tính sáng tạo của thẻ RFID: Tại khu vui chơi giải trí Water World của Singapore, ngày nay người ta đã cấy thẻ RFID trên mình các con cá để dễ dàng nhận dạng chúng trên màn hình TV khi chúng bơi qua đầu đọc RFID. Thậm chí công an thành phố Mexico đã gắn các thẻ RFID vào trong cơ thể của một số nhân viên, nhờ đó họ có thể được theo dõi và bảo vệ trong trường hợp bị bắt cóc.

Cho đến nay, từ những nhà hàng nhỏ như nhà hàng sushi đến các tổ chức lớn như Wal-Mart đã không còn áp dụng cách quản lý và phân phối hàng theo dây chuyền và kiểm kê hàng nữa. Qua 4 năm kinh doanh, Wal-Mart đã nhấn mạnh rằng các nhà phân phối hàng lớn nhất của họ đã đặt các thẻ RFID trên các tầu chở hàng lớn để giúp mọi người đẩy lên và đẩy xuống các dây truyền kiểm kê hàng hóa với độ chính xác tính trên từng giây.

Thế nhưng ngành công nghệ này lại đang có tốc độ phát triển chậm hơn mong đợi.

Theo nghiên cứu thị trường của hãng In-Stat, tính đến năm 2010 sẽ có 33 tỉ thẻ RFID được sản xuất ra trên phạm vi toàn cầu, gấp 25 lần sản lượng của năm 2005. Tổng thị phần có thể sẽ rất lớn tương đương với 14 tỉ đô la vào năm 2011. Và vì thế chi phí cho mỗi thẻ sẽ giảm xuống và các hướng phát triển mới sẽ xuất hiện ở khắp mọi nơi bao gồm cả khu vực tư doanh lẫn quốc doanh.

Bên cạnh yếu điểm về tốc độ phát triển, công nghệ RFID lại mở ra một hướng phát triển mới đó chính là Wi-Fi RFID, sử dụng những thẻ RFID lớn hơn với lượng pin mạnh hơn nhưng lại đắt tiền hơn có thể được nhận dạng từ những khoảng cách lớn hơn mở ra một hướng ứng dụng mới từ việc quản lý container ở cảng đến quản lý ID sinh viên của hệ thống an ninh trong các trường đại học.

Câu hỏi đặt ra “Ai sẽ là người thiết kế và phát triển công nghệ này?”. Vào cuối tháng 5, Hiệp hội ngành công nghệ máy tính (CompTIA) đã tiến hành khảo sát với 64 đại lý IT, VARs, các nhà tích hợp công nghệ và các cá nhân khác, trong đó 68.8% câu trả lời cho thấy sự thiếu hiểu biết về công nghệ RFID. Nhưng đó lại là một thắng lợi lớn (do còn rất nhiều khả năng phát triển), mặc dù vậy nhu cầu về công nghệ này đã giảm bớt trong vòng hai năm qua. (Năm ngoái, 80% câu trả lời cho thấy sự thiếu hiểu biết về cộng nghệ RFID). Tuy nhiên nhu cầu về lực lượng am hiểu công nghệ thông tin trong việc quản lý chuỗi phân phối hàng, đặc biệt là RFID luôn luôn được chú trọng. Cụ thể là trên trang web www.dice.com có tới tận 175 công việc với chủ đề liên quan đến RFID như tư vấn, thiết kế hay phát triển phần mềm. Họ cần nhiều nhà tư vấn, nhiều kỹ sư giỏi, nhiều nhà tích hợp mạng có kỹ năng cao về công nghệ này để biến kế hoạch phác thảo trên giấy đi vào hoạt động.

Chuyên gia RFID có được cấp chứng chỉ hay không?

Vì đây là một ngành công nghệ mới lại yêu cầu có nhiều kỹ năng tổng hợp về công nghệ thông tin, đến nay vẫn chưa có một chứng chỉ thông dụng nào cho các chuyên gia RFID. Tuy nhiên những người phát triển ngành công nghệ này vẫn hiểu được tầm quan trọng của chứng chỉ RFID đối với sự phát triển mạnh mẽ hơn của công nghệ này.

Chứng chỉ nổi tiếng nhất hiện nay là do Hiệp hội ngành công nghệ máy tính CompTIA (certification.comptia.org/rfid) cấp, chỉ mất một khoản phí khoảng vài trăm đô la Mỹ, 1 chuyên gia đã có thể có chứng chỉ công nhận khả năng thiết lập, sửa chữa, bảo dưỡng các chức năng phần cứng và phần mềm của các sản phẩm RFID. Trường đại học bang Penn tổ chức khóa học hai ngày (pserie.psu.edu/outreach/rfid), với chi phí 329$ cộng thêm 250$ cho kỳ thi cấp chứng chỉ.

Việt Nam?

Ở Việt Nam, gần như chưa có ứng dụng thực tế nào dựa trên công nghệ tiên tiến này. Là một nước đi sau, ta có lợi thế áp dụng những công nghệ tiên tiến nhất để phát triển. RFID là một công nghệ như vậy. Nếu bạn cảm thấy thích thú và có khả năng, hãy là những người kỹ sư đầu tiên của Việt Nam có chứng chỉ của công nghệ này.

-------------------------------------------------------------

 

 

Công ty TNHH TMDV và phát triển thị trường Tân Phát
Tại Sài Gòn: Số 81 Cách mạng T8,Quận 1, TPHCM, 
Tel: (028)730 666 86 -0941581166
 
Tại HN: Số 33 Võ Văn Dũng,Quận Đống Đa, Hà Nội,
Tel: (024) 35. 666.555 , (024)73003666
--------------------
Phòng bán hàng dự án chuỗi siêu thị, nhà máy KCN: 0912270988 , 0917886988 / Email:tt06@tanphat.com.vn
Phòng Bán hàng cho các đại lý: 091.227.0988 , 091.666.0504 , 091.666.0042 /  Email: pp01@tanphat.com.vn

 

Tương lai của công nghệ RFID và ứng dụng,tuong lai cua cong nghe rfid va ung dung Tương lai của công nghệ RFID và ứng dụng,tuong lai cua cong nghe rfid va ung dung
16 1 17 33 bài đánh giá
ĐẶT HÀNG ONLINE(028)373066686 0941581166 - 0888477966
CÔNG TY TNHH TMDV và PTTT TÂN PHÁT GPKD số: 0102003818 do Sở KH & ĐT Thành phố Hà Nội cấp ngày 05 tháng 11 năm 2001