Khi lựa chọn mua máy chấm công hay quý khách nên chú ý tới một số yếu tố dưới đây để có thể mua được 1 máy chấm công phù hợp và đáp ứng được các công việc của công ty mình một cách tốt nhất:
Không chỉ lựa chọn Máy chấm công theo cảm tính của mình hay theo các nhân viên kinh doanh tư vấn của những công ty không máy có kinh nghiêm, mới hoạt động được trong thời gian ngắn chỉ thúc đẩy doanhh số. Mà lên lựa chọn những công ty có kinh nghiệm uy tín lâu năm và lựa chọn những máy chấm công sao cho phù hợp nhất với mô hình hoạt động kinh doanh của mình tránh gây lãng phí với các chức năng không cần thiết sử dụng.
Để chọn Mua máy chấm công bạn nên tham khảo các yếu tố sau để mua:
1. Bộ nhớ: Các máy chấm công phải có bộ nhớ trong máy, tùy loại máy bạn chọn mua sẽ có bộ nhớ khác nhau:
- Bộ nhớ người dùng: là số lượng người dùng (user) mà máy chấm công sẽ quản lý, thông số này là cần thiết vì nếu bạn chọn máy có bộ nhớ ít hơn so với nhân viên thì bạn sẽ cần phải tốn thêm chi phí mua thêm 1 chiếc máy nữa rất lãng phí.
- Bộ nhớ vân tay: Đối với máy chấm công bằng vân tay. Bộ nhớ vân tay là số lượng vân tay mà máy có thể quản lý, thông số này cho bạn biết được số lượng vân tay mà bạn có thể đăng ký trên thiết bị (mỗi người dùng có thể đăng ký từ 1 đến 10 ngón tay).
- Bộ nhớ thẻ: Đối với máy châm công thẻ từ, bộ nhớ thẻ là số lượng thẻ cảm ứng (thẻ từ) mà máy cho phép đăng ký (mỗi người dùng được đăng ký 1 thẻ).
- Bộ nhớ khuôn mặt: Đối với máy chấm công nhận diện khuôn mặt, là số lượng khuôn mặt tối đa mà máy cho phép đăng ký (mỗi người dùng đăng ký 1 khuôn mặt).
- Bộ nhớ sự kiện: là số bản ghi (log record) tối đa mà máy có thể lưu trên máy, mỗi lần xác nhận (chấm công) của người dùng (có thể là vân tay, thẻ cảm ứng…) máy sẽ lưu các thông tin xác nhật đó lại (thời gian, trạng thái, ID…) để khi cần phần mềm có thể download về xử lý, mỗi lần người dùng xác nhận được tính một bản ghi và khi số bản ghi này đầy máy chấm công sẽ không cho phép bạn chấm công thêm lần nào nưa (phần mềm tải về và xóa các bản ghi đi để tiếp tục lưu, thường thì việc này các phần mềm tự động làm).
2. Phương thức kết nối: là các chuẩn kết nối mà máy chấm công hỗ trợ để kết nối với máy tính (RS232, RS485, RS442, ethernet, USB, WIFI…). Thông thường bạn nên lựa chọn kết nối USB thông dụng và dễ dàng kết nối với các máy tính.
3. Kích thước: Gồm chiều cao, chiều rộng, độ dày của máy. Bạn nên xem xét trước khi mua tránh trường hợp vị trí lắp đặt lại nhỏ hơn so với kích thước của máy.
4. Công nghệ vân tay: Đối với các máy chấm công có chức năng xác nhận vân tay thì ở thời điểm hiện tại các máy chấm công hỗ trợ 2 công nghệ quang học và điện dung. Hiện nay các máy dùng công nghệ quang học phổ biến hơn các máy dùng công nghệ điện dung bởi vì tuy có thể chống được một số các vân tay giả nhưng giá thành của máy dùng công nghệ điện dung lại đắt hơn so với máy dùng công nghệ quang học.
Ngoài ra còn tùy thuộc vào tình hình của công ty để chọn máy chấm công phù hợp tôi có thể lấy ví dụ
1. Đối với các công ty - xí nghiệp làm theo ca
- Tính công đối với các nhân viên đi làm theo ca thực sự là vấn đề khó khăn với bộ phận nhân sự. Việc nhầm lẫn rất dễ xảy ra trong ghi chép chấm công là điều không thể tránh khỏi, sẽ gây ảnh hưởng đến công ty cũng như nhân viên.
- Rất khó kiểm soát ra vào giờ làm của từng nhân viên. Nhân viên đi muộn, về sớm không thể kiểm soát chính xác được.
- Có thể xấy ra tình trạng thiên vị giữa người quản lý với công nhân viên, chấm sai cho nhân viên.
2. Đối với các công ty có nhiều nhân viên
- Lượng nhân viên quá nhiều, dẫn đến tình trạng khó kiểm soát và nhẫm lẫn so với cách chấm công truyền thống ghi chép bằng tay.
- Mất nhiều thời gian hơn cho việc quản lý nhân sự, gây lãng phí thời gian và hiệu quả công việc không cao.
- Xảy ra các tình trạng chấm công hộ, chấm công sai, gian lận trong việc chấm công… làm hao hụt quỹ lương.
3. Đối với các văn phòng, chi nhánh công ty
- Các văn phòng, chi nhánh nhỏ của công ty ở cách xa trụ sở chính, việc chấm công càng dễ xảy ra nhầm lẫn và có tình trạng chấm công hộ là không thể tránh khỏi, khó kiểm soát được mọi sự ra vào của các công nhân viên công ty.
- Tạo nên một “văn hóa đi trễ”, không đảm bảo công việc của công ty, doanh nghiệp giảm năng xuất hiệu quả trong công việc, nhân viên không có tính tự giác trách nhiệm với công việc của mình.
- Tăng hiệu quả công việc, đảm bảo quy tắc, tăng tinh thần làm việc cho nhân viên
- Ngăn ngừa sai sót trong việc ứng dụng quy chế làm việc và tăng năng suất làm việc
- Đáp ứng nhu cầu khác nhau cho nhiều mục đích sử dụng, từng vị trí, phòng ban, cá nhân.
- Thanh toán lương chính xác, hạn chế sai sót, tăng năng suất làm việc và làm hài lòng cán bộ công nhân viên
- Tổ chức & quản lý thuận lợi, tăng cường tốc độ quản lý và kiểm soát nhân viên.
- Chấm công tự động, rõ ràng, chính xác, hạn chế sự rò rỉ thông tin, các tình trạng gian lận trong cách thức chấm công
- Đảm bảo chính sách chấm công nhất quán và minh bạch do không có sự can thiệp thủ công như trước đây
- Tiết kiệm tối đa thời gian cho Phòng hành chánh nhân sự lẫn quản trị viên.
- Dữ liệu chấm công rõ ràng và chuẩn xác phục vụ tốt nhất cho nhu cầu chấm công