|
|||
NNỨà | |||
NHÀ CUNG CẤP GIẢI PHÁP MÃ SỐ MÃ VẠCH - SỐ 1 MIỀN BẮC
- GIÁ LUÔN RẺ HƠN THỊ TRƯỜNG - SP CHẤT LƯỢNG TO 5 THƯƠNG HIỆU
|
|||
Theo như thông tin trước đó, hôm qua (1.10) Bảo hiểm xã hội TP.HCM đã phát hành gần 2 triệu thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) mới có mã QR (Quick Response – đáp ứng nhanh) – mã vạch hai chiều – có giá trị kể từ quý 4/2013. Tuy nhiên, thẻ có rồi vẫn chưa sử dụng được vì nhiều lý do khác nhau.
Thẻ BHYT có mã QR giúp giảm thời gian chờ cho bệnh nhân. Ảnh: Thanh Hảo
Chưa có đầu đọc, chờ hướng dẫn
Sáng 1.10, tại bệnh viện Nhân dân 115, nhân viên tiếp nhận bệnh nhân BHYT vẫn thực hiện việc nhập dữ liệu từ thẻ bằng tay. Mất thời gian không nhiều, nhưng công đoạn này phải cẩn thận vì chỉ cần gõ sai một mã rồi cho qua là xem như lãnh hậu quả. “Hậu quả là gì?”, tôi hỏi một nhân viên. Người này trả lời: “Nếu nhập mã sai, bảo hiểm xã hội không nhận diện được bệnh nhân. Khi đó bệnh viện phải làm công việc chứng minh rất nhiêu khê. Chứng minh không được, bảo hiểm xã hội sẽ xuất toán, bệnh viện phải gánh chịu vì xem như bệnh nhân đã được bảo hiểm thanh toán”. Theo TS.BS Nguyễn Đình Phú, phó giám đốc bệnh viện Nhân dân 115, thẻ BHYT có mã QR là một ý tưởng hay, giúp giảm thời gian chờ cho bệnh nhân, công việc của nhân viên y tế đỡ nặng nhọc, đặc biệt là giảm sai sót khi nhập dữ liệu. Tuy nhiên, theo TS Phú, phải cần một thời gian bệnh viện mới triển khai được sau khi cho vận hành thử.
Tại bệnh viện Nhi Đồng 1, mãi đến chiều ngày 30.9, ban giám đốc mới nhận được công văn thông báo phát hành thẻ BHYT mới có mã QR từ cơ quan Bảo hiểm xã hội. Theo một thành viên ban giám đốc, phải mất vài ngày nữa bệnh viện mới áp dụng được công nghệ mới vì chờ trang bị đầu đọc thẻ, khoảng 7 triệu đồng/cái. Cách làm mới chắc chắn giảm phiền toái cho bệnh viện vì theo một nhân viên y tế, với tần suất khám 400 bệnh nhân ngoại trú/ngày, mức độ sai sót khi nhập liệu bằng thủ công là 3 – 4 trường hợp.
Khác với hai bệnh viện trên, bác sĩ Nguyễn Anh Dũng, phó giám đốc bệnh viện Nhân dân Gia Định, cho biết bệnh viện từ lâu đã xây dựng hệ thống mã QR nhận diện bệnh nhân để giảm phiền toái cho bệnh nhân và nhân viên y tế. Ngay cả bệnh nhân BHYT, chỉ cần khám lần thứ hai, thông tin được nhận diện ngay lập tức bằng việc quét thẻ. Tuy nhiên, theo bác sĩ Dũng, để sử dụng thẻ BHYT mã QR, bệnh viện phải làm việc cụ thể với bảo hiểm xã hội để cài phần mềm riêng.
Chờ giải pháp hoàn hảo
Mẫu thẻ BHYT có mã QR. Ảnh: Phan Sơn |
Bác sĩ Lưu Thị Thanh Huyền, phó giám đốc Bảo hiểm xã hội TP.HCM, cho biết việc in thẻ mã vạch hai chiều QR là một cố gắng lớn của đơn vị này. Bà nói: “Trước mắt những thẻ BHYT học sinh, sinh viên (có giá trị từ đầu năm học mới) và các trường hợp gia hạn thẻ BHYT sẽ được cấp thẻ mã QR. Những thẻ cũ vẫn tiếp tục được sử dụng cho đến khi hết hạn và cấp lại thẻ mới. Như thế, có lẽ đến hết năm 2014 bảo hiểm xã hội mới áp dụng được công nghệ mới cho mọi đối tượng tham gia BHYT”.
Mặc dù đại diện Bảo hiểm xã hội TP.HCM cho rằng việc phát hành thẻ BHYT mã QR là nỗ lực lớn, nhưng có ý kiến cho rằng công nghệ này không quá phức tạp vậy mà phải sau nhiều năm và sau nhiều góp ý từ các cơ sở y tế, ngành bảo hiểm xã hội mới chịu thay đổi cách làm. Một kỹ sư công nghệ thông tin của một bệnh viện lớn nói: “Nếu bảo hiểm xã hội lập kho dữ liệu và cấp tài khoản cho bệnh viện truy cập là việc quản lý bệnh nhân BHYT sẽ dễ dàng.
Khi đó, chỉ cần gõ vài mã ký tự là bệnh viện nhận diện ngay mọi thông tin của bệnh nhân”.
Tuy nhiên, theo bác sĩ Lưu Thị Thanh Huyền, phát triển công nghệ thông tin thế nào thì cũng phải theo quy định của Nhà nước. Bà lấy thí dụ: “Ở TP.HCM, nhiều bệnh viện sử dụng bệnh án điện tử, nhưng bộ Y tế mới chỉ khuyến khích việc này chứ chưa chính thức cho phép. Hiện tại, mọi chứng từ pháp lý vẫn phải dựa trên giấy tờ”.
Trong thực tế, dù thẻ mã QR trước mắt mang lại cho bệnh nhân và bệnh viện một số tiện ích, nhưng chắc chắn nó phải cần nhiều cải tiến. Bà Huyền thừa nhận, do làm bằng giấy nên khả năng hư mã thẻ hoàn toàn có thể xảy ra, khi đó đầu đọc không nhận diện được và nhân viên y tế lại phải nhập dữ liệu bằng tay. Ngoài ra, tuyến phường, xã không thể trang bị đầu đọc, nhân viên y tế vẫn phải làm thủ công. Chưa kể đây chỉ là giải pháp thử nghiệm của TP.HCM, các địa phương khác chưa nơi nào áp dụng. Bác sĩ Huyền nói: “Định hướng sau này vẫn là phát hành thẻ từ, nhựa cứng và scan ảnh người sử dụng lên đó”.
-------------------------------------------------------------
|