Hỏi đáp công nghệ vân tay và công nghệ RFID,hoi dap cong nghe van tay va cong nghe rfid
Danh mục sản phẩm

Hỏi đáp công nghệ vân tay và công nghệ RFID

1. Đặc tính của vân tay là gì ?
     
   • Di truyền.
   • Ổn định.
   • Cá biệt.
   • Quan hệ tới số lượng nơron thần kinh của đại não.
 
 
 
2. Việc sử dụng dấu vân tay để nhận dạng được áp dụng như thế nào?  
                            
• Việc sử dụng dấu vân tay để nhận dạng được áp dụng rộng rãi trong đời sống của các nước công nghiệp phát triển.
• Dấu vân tay không những được sử dụng trong lĩnh vực hình sự mà còn được sử dụng trong việc xác nhận nhân thân của cá nhân khi truy cập mạng hoặc mở khoá; một số ngân hàng đã bắt đầu thanh toán thẻ ATM sử dụng máy đọc vân tay...
• Một số lĩnh vực tiêu biểu đã sử dụng công nghệ vân tay: Thẻ căn cước, xuất nhập cảnh, kiểm tra an ninh tại sân bay, máy ATM, máy vi tính, USB.. và đặc biệt là được áp dụng cho: khoá cửa, két sắt, máy chấm công, kiểm soát vào ra, khoá ôtô & xe máy.
 
 
 
 
 
 
3. Vân tay có sự trùng lắp hay không? 
• Người ta đã biết rằng dấu vân tay của mỗi cá nhân là độc nhất. Xác suất hai cá nhân - thậm chí ngay cả anh em (hoặc chị em) sinh đôi cùng trứng - có cùng một bộ dấu vân tay là 1 trên 64 tỉ.
• Ngay cả các ngón trên cùng bàn tay cũng có vân khác nhau.
• Dấu vân tay của mỗi người là không đổi trong suốt cuộc đời.
• Người ta có thể làm phẫu thuật thay da ngón tay, nhưng chỉ sau một thời gian dấu vân tay lại được hồi phục như ban đầu.
 
4. Công nghệ sinh trắc học là gì?
 
• Công nghệ Sinh trắc học (Biometric)  - là một công nghệ sử dụng những thuộc tính vật lý   hoặc các mẫu hành vi, các đặc điểm sinh học đặc trưng như dấu vân tay, mẫu mống mắt, giọng nói, khuôn mặt, dáng đi,... để nhận diện con người. Sinh trắc học (biometric) là một công cụ kiểm tra cá nhân hữu hiệu chưa từng có trong lịch sử.

• Công nghệ sinh trắc học được áp dụng phổ biến và lâu đời nhất là công nghệ nhận dạng vân tay. Dấu vân tay là một đặc điểm quan trọng để phân biệt giữa người này và người khác. Sự phát triển của công nghệ thông tin có thể giúp thu nhận và ghi nhớ được hàng triệu ghi chép dưới dạng số hoá. Kỹ thuật này được đánh giá sẽ là chìa khoá của một cuộc cách mạng công nghệ mới, khi những thiết bị có khả năng nhận dạng vân tay để bảo vệ dữ liệu được ứng dụng ngày càng nhiều.

• Nguyên lý hoạt động của Công nghệ nhận dạng vân tay: Khi  đặt ngón tay lên trên một thiết bị nhận dạng dấu vân tay, ngay lập tức thiết bị này sẽ quét hình ảnh ngón tay đó và đối chiếu các đặc điểm của ngón tay đó với dữ liệu đã được lưu trữ trong hệ thống. Quá trình xử lý dữ liệu sẽ được thiết bị chuyển sang  các dữ liệu số và ra thông báo rằng dấu vân tay đó là hợp lệ hay không hợp lệ để cho phép hệ thống thực hiện các chức năng tiếp theo.

• Đặc điểm của dấu vân tay dù chỉ gồm có 7 loại (vòng móc đơn, vòng móc kép, vòng tập trung ở giữa, vòng cung, vòng cung hình lều, vòng xoắn, vòng bất thường) nhưng thể hiện về chi tiết khác nhau muôn hình muôn vẻ và không thay đổi từ khi mới sinh ra cho đến khi về già. Khai thác tính độc nhất về cấu tạo hình dạng vân tay của mỗi người, các nhà sinh trắc học sẽ biến nó thành chiếc chìa khoá riêng mà chỉ bạn mới có thể sử dụng, giúp bạn tránh được nhiều phiền toái trong cuộc sống như bị trộm cắp, lạm dụng hoặc giả mạo các loại giấy tờ tuỳ thân, thẻ ngân hàng, hộ chiếu... đảm bảo an ninh và bảo mật.

• Hệ thống sinh trắc học sẽ ghi nhận mẫu vân tay của người dùng và lưu trữ tất cả những dữ liệu đặc biệt này thành một mẫu nhận diện được số hoá toàn phần. Có hai phương pháp để lấy dấu vân tay:
- Cách thứ nhất (cổ điển) là sao chép lại hình dạng vân tay (như lăn tay, hay chạm vào một vật gì đó) thông qua máy quét ghi nhận và xử lý. Tuy nhiên, phương pháp này bị vô hiệu hoá trong trường hợp kẻ gian dùng một bao cao su giả mạo dấu vân tay hay cũng không loại trừ trường hợp bọn chúng "mượn" luôn ngón tay của nạn nhân để phục vụ cho mục đích riêng.
- Cách thứ hai được xem là "đọc" dòng điện dưới ngón tay thông qua hệ thống khuyếch đại xung điện, rồi chuyển thành vân tay. Cách này giúp giảm thiểu khả năng giả mạo vân tay, nhưng lại đòi hỏi trình độ công nghệ cao và chi phí sử dụng lớn hơn nhiều so với phương pháp cổ điển. Đây cũng chính là cách những thiết bị kỹ thuật số như điện thoại, máy tính xách tay (laptop), ổ cứng USB sử dụng để làm cổng mã hoá bảo vệ dữ liệu.

• Ngày nay việc ứng dụng công nghệ sinh trắc học về nhận dạng vân tay được sử dụng ngày càng nhiều vì nó đáp ứng yêu cầu bảo vệ dữ liệu, đảm bảo an ninh an toàn với độ chính xác cao.
 
 
5. Công nghệ RFID là gì?
• Bạn đã từng nghe về công nghệ RFID — Đó là viết tắt của cụm từ Radio Frequency Identification (Nhận dạng tần số sóng vô tuyến). Nhưng có lẽ bạn còn đang băn khoăn không biết liệu công nghệ mới này có tính năng ra sao và ứng dụng như thế nào?

• Thời gian gần đây, một số tổ chức, hãng tư vấn nổi tiếng thế giới đã nghiên cứu và khuyến cáo các công ty ở mọi quy mô khác nhau nên ứng dụng các giải pháp nhận dạng không dây, trong đó RFID là một trong số các công nghệ mới.

• Các chuyên gia cho rằng những hệ thống nhận dạng dữ liệu tự động không dây như RFID hoàn toàn có thể giảm thiểu các sai sót về địa điểm, dây chuyền cung ứng và đánh cắp sản phẩm lên tới 90%, gia tăng hiệu suất từ 12 đến 15% và giảm thời gian kiểm đếm, quản lý  từ 35 tới 40%, qua đó tạo dựng được một lợi thế cạnh tranh rõ nét. 

• Vậy chính xác công nghệ RFID là gì? 

• Đó là một kỹ thuật nhận dạng sóng vô tuyến từ xa, cho phép dữ liệu trên một con chíp được đọc một cách “không tiếp xúc” qua đường dẫn sóng vô tuyến ở khoảng cách từ 50 cm tới 10 mét, tùy theo kiểu của thẻ nhãn RFID.

• Hệ thống RFID gồm hai thành phần: thứ nhất là những chiếc thẻ nhãn nhỏ (cỡ vài cm) có gắn chip silicon cùng ăng ten radio và thành phần thứ hai là bộ đọc cho phép giao tiếp với thẻ nhãn và truyền dữ liệu tới hệ thống máy tính trung tâm.

• Bộ nhớ của con chip có thể chứa từ 96 đến 512 bit dữ liệu, nhiều gấp 64 lần so với một mã vạch. Ưu việt hơn, thông tin được lưu giữ trên con chíp có thể được sửa đổi bởi sự tương tác của bộ đọc. Dung lượng lưu trữ cao của những thẻ nhãn RFID thông minh này sẽ cho phép chúng cung cấp nhiều thông tin đa dạng như thời gian lưu trữ, ngày bày bán, giá và thậm chí cả nhiệt độ sản phẩm.

• “Bằng việc gắn thẻ RFID lên các vật dụng và mở bộ đầu đọc trên máy tính, các công ty có thể tự động biết được rất nhiều thông tin”, Kevin Ashton, Phó chủ tịch hãng Thing Magic, một nhà cung cấp lớn giải pháp RFID, cho biết.

• Với công nghệ RFID, các sản phẩm ngay lập tức sẽ được nhận dạng tự động.
• Chip trên thẻ nhãn RFID được gắn kèm với một ăngten chuyển tín hiệu đến một máy cầm tay hoặc máy đọc cố định. Các máy này sẽ chuyển đổi sóng radio từ thẻ RFID sang một mã liên quan đến việc xác định các thông tin trong một cơ sở dữ liệu máy tính do cơ quan quản lý kiểm soát.

• Thẻ RFID, có thể đính lên bất cứ sản phẩm nào, từ vỏ hộp đồ uống, đế giày, quần bò cho đến trục ôtô. Các công ty chỉ việc sử dụng máy tính để quản lý các sản phẩm từ xa. RFID có thể thay thế kỹ thuật mã vạch hiện nay do RFID không chỉ có khả năng xác định nguồn gốc sản phẩm mà còn cho phép nhà cung cấp và đại lý bán lẻ biết chính xác hơn thông tin những mặt hàng trên quầy và trong kho của họ. Các công ty bán lẻ sẽ không còn phải lo kiểm kho, không sợ giao nhầm hàng và thống kê số lượng, mặt hàng sản phẩm đang kinh doanh của các cửa hàng. Hơn nữa họ còn có thể biết chính xác bên trong túi khách hàng vào, ra có những gì.

• Khi một RFID được gắn vào một sản phẩm, ngay tức khắc nó sẽ phát ra các tín hiệu vô tuyến cho biết sản phẩm ấy đang nằm ở chỗ nào, trên xe đẩy vào kho, trong kho lạnh hay trên xe đẩy của khách hàng. Do thiết bị này được nối kết trong mạng vi tính của cửa hàng nên nhờ vậy các nhân viên bán hàng có thể biết rõ sản phẩm ấy được sản xuất khi nào, tại nhà máy nào, màu sắc và kích cỡ của sản phẩm; để bảo quản sản phẩm tốt hơn thì phải lưu trữ nó ở nhiệt độ nào.

• Nhờ RFID sẽ giảm được rất nhiều thời gian và chi phí quản lý, lợi nhuận sẽ cao hơn. Bởi: RFID là một công nghệ đang nổi.

• Bạn hãy nói chuyện với những công ty đang ứng dụng RFID và sẽ thấy rõ ràng chúng ta chưa hiểu nhiều về công nghệ mới này. Những gì chúng ta biết đã và đang thay đổi từng ngày.

• Về lâu dài, nhiều chuyên gia RFID tin tưởng rằng RFID sẽ phổ biến như việc sử dụng các máy tính cá nhân trong kinh doanh ngày nay.

• Có thể thấy, quyết định ứng dụng RFID trong các công ty chỉ còn phụ thuộc vào vấn đề thời gian. Tuy nhiên, dù thế nào đi nữa, RFID vẫn là một khoản đầu tư về thời gian và tiền bạc rất mới mẻ cũng như là một công nghệ hết sức tiềm năng.

• Hãy kiên nhẫn nếu bạn có thể. Nếu các đối tác kinh doanh của bạn không đề nghị RFID, “bạn có thể dành thêm thời gian để tìm hiểu và quan sát thêm về công nghệ RFID. Chắc chắn thời gian tới sẽ có rất nhiều thay đổi”.
 
 
6. Bộ phận nhận dạng vân tay hoạt động như thế nào?
• Máy quét vân tay đã xuất hiện trong các tiểu thuyết tình báo suốt nhiều năm nay, nhưng chỉ mới xuất hiện một cách khiêm tốn trong đời sống thực. Tuy nhiên trong vòng vài năm nay, máy quét vân tay bắt đầu trở nên phổ biến khắp nơi – đồn cảnh sát, các tòa nhà quan trọng và cả trên bàn phím PC. Bạn có thể mua được một chiếc máy quét dạng USB với giá chưa đến $100 để bảo vệ máy tính của mình bằng công nghệ sinh trắc học. Thay vì Password, bạn cần có một dấu vân tay đặc trưng để truy cập máy tính của mình.

• Trong bài báo này chúng ta sẽ khám phá những bí ẩn đằng sau sự phát triển đầy thú vị của công nghệ quét vân tay trong ngành tư pháp và cả bảo mật danh tính, đồng thời nghiên cứu những ưu điểm của hệ thống máy quét so với password và thẻ tín dụng, cũng như những nhược điểm của chúng.
 
                                             
                                    Chuột có tích hợp chức năng quét vân tay
 
Những điều cơ bản về vân tay
• Vân tay là một trong những đặc điểm đặc trưng của từng người. Mỗi người đều có một dấu vân tay đặc trưng của riêng mình. Điều này diễn ra như thế nào?

• Trên đầu ngón tay mỗi người dều có những đường vằn nhỏ bởi đặc điểm này rất có lợi cho tổ tiên loài người, giúp họ dễ cầm nắm các vật dụng.
 
                                     
 
• Những vân tay hoàn toàn ngẫu nhiên . Như mọi thứ trong cơ thể con người , những đường vân tay là sự kết hợp của sự di truyền và những nhân tố môi trường .

• Ngoài ra cũng như mọi bộ phận khác trên cơ thể, các đường vằn này tạo thành một nhân tố tự nhiên đặc trưng của mỗi người, kể cả đối với những cặp song sinh giống hệt nhau. Tuy mới nhìn qua, hai vân tay trông có vẻ giống nhau nhưng một điều tra viên chuyên nghiệp hoặc một phần mềm cao cấp có thể nhìn thấu sự khác nhau rõ ràng giữa chúng. Tóm lại những vân tay của những người khác nhau là hoàn toàn khác nhau kể cả sinh đôi .

• Đây là ý tưởng cơ bản của hệ thống phân tích vân tay, cả trong việc điều tra tội phạm và bảo vệ an ninh. Máy quét vân tay có nhiệm vụ thay thế con người trong việc thu thập mẫu vân tay và so sánh nó với các mẫu khác trong hồ sơ. Trong phần tiếp theo chúng ta sẽ tìm hiểu cách máy quét thực hiện việc này.

Máy quét quang học

• Một hệ thống máy quét quang học có hai nhiệm vụ cơ bản – lấy hình ảnh ngón tay, và quyết định xem liệu dấu vân tay trong ảnh có khớp với mẫu có sẵn hay không.

• Có nhiều cách khác nhau để lấy hình ảnh ngón tay, trong đó cách phổ biến nhất là quét quang học và quét điện dung. Cả hai đều đưa ra cùng một hình ảnh, nhưng bằng hai phương pháp khác nhau hoàn toàn.

• Trung tâm của máy quét quang học là CCD ( Charge Coupled Device ) – hệ thống cảm biến ánh sáng sử dụng trong camera kỹ thuật số. CCD là một mảng diode nhạy cảm với ánh sáng gọi là photosite, có nhiệm vụ tạo tín hiệu điện tương ứng với những photon ánh sáng. Mỗi photosite ghi lại một pixel, tức một chấm nhỏ thể hiện rằng ánh sáng đã chạm đến điểm đó. Các pixel sáng và tối sẽ tổng hợp thành một hình ảnh của vật thể được quét (như ngón tay). Thường thì Bộ chuyển đối ADC ( từ analog sang digital ) trong hệ thống quét sẽ xử lý tín hiệu điện analog để tạo ra bức ảnh dạng số hóa .

• Quy trình quét bắt đầu khi bạn đặt ngón tay lên một đĩa thủy tinh, và để CCD chụp ảnh. Máy quét có nguồn điện riêng, thường là một mảng diode phát sáng để tỏa sáng các đường vân trên ngón tay. Cuối cùng hệ thống CCD sẽ tạo ra hình ảnh đảo ngược của ngón tay.

• Trước khi so sánh hình ảnh nhận được với dữ liệu có sẵn, bộ xử lý quét sẽ đảm bảo rằng hình ảnh thu được đủ rõ bằng cách kiểm tra độ tối pixel trung bình, hay tổng giá trị của một mẫu nhỏ, và sẽ từ chối quét hình nếu nó quá sáng hoặc quá tối. Nếu ảnh bị từ chối, máy quét sẽ điều chỉnh thời gian phơi sáng, rồi quét lại lần nữa.

• Còn nếu độ tối đã đủ thì hệ thống sẽ tiếp tục kiểm tra độ phân giải ảnh. Bộ xử lý sẽ quan sát một số đường thẳng di chuyển ngang dọc trên ảnh. Nếu ảnh có độ phân giải tốt, đường thẳng chạy vuông góc với vân tay sẽ gồm các phần xen kẽ gồm các pixel rất tối và rất sáng.

• Nếu bộ xử lý cảm thấy hình ảnh đã đủ sắc nét và độ sáng, nó sẽ tiếp tục so sánh hình ảnh đó với vân tay trong hồ sơ.

Máy quét điện dung

• Cũng như máy quét quang học, máy quét điện dung tạo ra hình ảnh vân tay, nhưng không phải bằng ánh sáng mà bằng dòng điện.

• Biểu đồ dưới đây minh họa một cảm biến điện dung đơn giản, gồm môt hoặc vài chip bán dẫn chứa một mảng gồm nhiều ngăn nhỏ. Mỗi ngăn có hai đĩa dẫn điện ( Comductor Plate ) , được phủ một lớp cách điện. Mỗi ngăn này nhỏ hơn chiều rộng của một đường vân trên ngón tay.
 
                               
 
• Cảm biến được nối với một mạch điện nối xung quanh một bộ khuếch đại toán học đảo ngược ( Inverting Amplifier ) – một thiết bị bán dẫn phức tạp gồm nhiều transistor, điện trở và tụ điện.

• Cũng như các bộ khuếch đại khác, một bộ khuếch đại ngược sẽ thay đổi dòng điện dựa trên dao động của một dòng điện khác. Trong trường hợp này, bộ khuếch đại ngược sẽ thay đổi điện áp nguồn dựa trên điện áp tương đối của hai đầu vào, gọi là đầu đảo ngược và đầu không đảo ngược. Ở đây, đầu không đảo ngược được nối đất ( Non-Inverting Terminal ) , còn đầu đảo ngược được nối với nguồn điện áp tham chiếu và một vòng lặp phản hồi. Vòng lặp này cũng được nối với đầu ra của bộ khuếch đại, bao gồm hai đĩa dẫn điện.

• Hai đĩa dẫn điện này hợp thành một tụ điện, có khả năng lưu trữ điện năng. Bề mặt của ngón tay có vai trò như một tụ điện thứ ba, được ngăn cách bởi lớp cách điện trong hệ thống ngăn – tức các túi khí trong đường rãnh trên đầu ngón tay. Khi thay đổi khoảng cách giữa các đĩa tụ điện (bằng cách di chuyển ngón tay ra xa hoặc gần đĩa dẫn điện) thì khả năng trữ điện của tụ điện cũng thay đổi theo. Chính vì tính chất này nên tụ điện trong một ngăn nằm trong đường vân nổi sẽ có điện dung lớn hơn so với tụ điện trong ngăn nằm ở đường rãnh.

• Để quét ngón tay, đầu tiên bộ xử lý sẽ đóng công tắc của mỗi ngăn, làm đoản mạch từng Đầu Vào ( input ) và Đầu Ra ( output ) để “cân bằng” mạch điện. Khi mở lại công tắc, bộ xử lý sẽ đưa một dòng điện cố định vào mạch điện để truyền điện cho tụ. Điện dung của tụ điện trong vòng lặp phản hồi sẽ ảnh hưởng đến điện áp tại input, rồi ảnh hưởng đến output. Do khoảng cách đến ngón tay sẽ làm thay đổi điện dung nên đường vân sẽ có điện áp cao hơn đường rãnh.

• Bộ xử lý quét sẽ đọc output điện áp và quyết định xem đây là đường rãnh hay đường vân. Bằng cách đọc từng ngăn trong mảng cảm biến, bộ xử lý có thể tổng hợp thành một hình ảnh vân tay chung, tương tự như hình ảnh do máy quét quang thu được.

• Ưu điểm chính của máy quét điện dung là nó cần có hình ảnh vân tay thực chứ không chỉ là một tấm ảnh 2 màu, vì thế khó qua mặt hơn. Ngoài ra do chúng sử dụng chip bán dẫn thay vì CCD nên máy quét điện dung cũng gọn nhẹ hơn máy quét quang.

Phân tích

• Trên phim ảnh, máy phân tích vân tay tự động thường chồng các lớp vân tay lên nhau để tìm vân tay khớp. Nhưng trong thực tế thì đây không phải là cách so sánh vân tay thường dùng. Nếu hình bị nhòe, cùng một mẫu vân tay có thể trông rất khác nhau nên bạn hiếm khi có được hình ảnh trùng khớp hoàn hảo. Ngoài ra, nếu so sánh toàn bộ hình ảnh vân thì sẽ mất rất nhiều năng lượng xử lý, và ai đó có thể dễ dàng đánh cắp dữ liệu vân tay.

• Thay vào đó, hầu hết các máy quét vân tay chỉ so sánh các đặc điểm đặc trưng của vân tay, ví dụ như điểm bắt đầu của đường vân nổi, hay điểm mà đường vân chia tách làm 2 (điểm rẽ nhánh)
 
                            
 
• Phần mềm quét thường sử dụng các thuật toán đặc biệt phức tạp để nhận diện và phân tích . Nhiệm vụ cơ bản của chúng là đo đạc vị trí tương đối của các điểm, cũng như bạn nhận diện bầu trời đêm bằng vị trí của các chòm sao vậy. Một cách đơn giản là xem xét hình dạng tạo thành khi nối các điểm lại với nhau. Nếu 2 vân tay có 3 điểm nhỏ và 2 điểm rẽ nhánh, tạo thành một hình giống hệt nhau với cùng kích thước thì nhiều khả năng chúng là một.

• Để khớp 2 dấu vân tay, hệ thống không cần tìm toàn bộ tất cả các điểm nối của cả 2 dấu vân tay, mà chỉ cần tìm một số lượng đủ lớn các điểm chung như vậy. Con số này còn tùy thuộc vào từng chương trình quét.                      

-------------------------------------------------------------

 

 

Công ty TNHH TMDV và phát triển thị trường Tân Phát
Tại Sài Gòn: Số 81 Cách mạng T8,Quận 1, TPHCM, 
Tel: (028)730 666 86 -0941581166
 
Tại HN: Số 33 Võ Văn Dũng,Quận Đống Đa, Hà Nội,
Tel: (024) 35. 666.555 , (024)73003666
--------------------
Phòng bán hàng dự án chuỗi siêu thị, nhà máy KCN: 0912270988 , 0917886988 / Email:tt06@tanphat.com.vn
Phòng Bán hàng cho các đại lý: 091.227.0988 , 091.666.0504 , 091.666.0042 /  Email: pp01@tanphat.com.vn

 

 

Hỏi đáp công nghệ vân tay và công nghệ RFID,hoi dap cong nghe van tay va cong nghe rfid Hỏi đáp công nghệ vân tay và công nghệ RFID,hoi dap cong nghe van tay va cong nghe rfid
17 1 18 35 bài đánh giá
ĐẶT HÀNG ONLINE(028)373066686 0941581166 - 0888477966
CÔNG TY TNHH TMDV và PTTT TÂN PHÁT GPKD số: 0102003818 do Sở KH & ĐT Thành phố Hà Nội cấp ngày 05 tháng 11 năm 2001