Làm thế nào để tạo được mã vạch ?
Lẽ dĩ nhiên câu trả lời là "phần mềm và máy in" nhưng vấn đề là phần mềm gì và máy in gì. Nhưng dù gì đi nữa thì tôi khuyên các bạn trẻ nên bỏ đi cái ý tưởng nếu có, tạo mã vạch bằng ...... Autocad, hoặc vẽ bằng CorelDraw!images
Trong các ứng dụng văn phòng như MSWord hay Excel, mã vạch là 1 loại Font đặc biệt có thể chèn được vào văn bản nếu bạn biết cách. Trong CorelDraw cũng có chức năng chèn mã vạch nhưng nói chung trong các loại phần mềm thông dụng, việc chèn mã vạch chỉ là .... công việc "phụ thêm" chứ không chuyên nghiệp. Các loại mã vạch của các phần mềm này rất hạn chế, không có các tiện ích để xử lý.
Mã vạch có thể được in trực tiếp lên bao bì của sản phẩm hoặc in lên nhãn và dán lên sản phẩm. Trường hợp in trực tiếp lên bao bì thì không có gì để nói vì lúc đó mã vạch sẽ là 1 phần trong kiểu dáng nói chung của bao bì sản phẩm, nó sẽ được in bằng công nghệ in bao bì (thường là in Offset). Nhưng điểm quan trọng nhất cần phải nhấn mạnh là đa số các trường hợp, mã vạch thường được in lên nhãn và dán trên sản phẩm và thường được in với số lượng rất nhiều theo sản phẩm sản xuất, do đó cần phải có các loại máy in chuyên dụng mới đảm trách nỗi công việc này. Mà một khi đã có máy in chuyên nghiệp "nhúng tay vào" thì tất yếu phải có phần mềm chuyên nghiệp kèm theo để có thể tận dụng được những đặc tính của máy in chuyên nghiệp đó.
Trong chuyên ngành in mã vạch, người ta sử dụng 2 công cụ sau đây để tạo ra mã vạch trên nhãn:
Máy in nhãn (Label Printer): Là loại máy in chuyên dụng dùng để tạo nhãn cho sản phẩm, các loại máy in này đặc biệt hỗ trợ việc in mã vạch với qui mô chuyên nghiệp. Các loại máy in nhãn không dùng công nghệ in Laser hay in phun, in kim mà dùng công nghệ in nhiệt tựa như máy Fax.
Các "đại gia" chuyên ngành về máy in nhãn gồm có các hãng như: Zebra, Sato, Avery, Argox, Intermec, DataMax,....vốn còn dè dặt chưa thấy xuất hiện chính thức tại Việt Nam trong khi thị trường mã vạch Việt Nam là một thị trường còn bỏ ngỏ rất lớn vì ....... chưa được quan tâm đúng mức.
Phần mềm in nhãn: thường các hãng sản xuất máy in nhãn đều có phần mềm in nhãn và driver của máy in nhãn kèm theo trong 1 đĩa CD. Phần mếm in nhãn do hãng cung cấp kèm theo máy thường hỗ trợ nhiều tiện ích cho máy, tuy nhiên cũng có một số phần mềm in nhãn do các hãng khác sản xuất có thể dùng chung cho nhiều loại máy. Sự khác nhau giữa các phần mềm in nhãn là mức độ hỗ trợ các tiện ích, các driver và các loại barcode.
-------------------------------------------------------------
|