Một thị trấn nhỏ xứ Wales nơi vua Henry V ra đời lại một lần nữa viết nên trang sử mới cho nền công nghệ thế giới khi trở thành “thị trấn Wikipedia” đầu tiên.
Bắt đầu từ hôm thứ 7 vừa rồi, các du khách đến với Monmouth có thể sử dụng điện thoại thông minh để quét mã vạch tại các địa điểm mà họ quan tâm, và ngay lập tức sẽ tìm được các thông tin cần thiết từ Wikipedia ngay trên điện thoại di động.
Wikimedia UK - tổ chức được thành lập nhằm hỗ trợ, phát triển và quảng bá cho những dự án của tổ chức Wikimedia giống như Wikipedia – cho rằng hàng trăm bài báo về cuộc sống và lịch sử của thành phố này sẽ có mặt trên mạng bằng hơn 26 thứ tiếng, từ Hindi cho đến tiếng Hungary.
Thẻ mã vạch cho một kỷ nguyên mới: Mã QR sẽ dẫn du khách hướng tới đúng trang Wikipedia để tìm hiểu thêm thông tin và lịch sử những nơi mà họ đến
Có khoảng 1.000 thẻ mã vạch và vé tham quan khác nhau đánh dấu trường học, viện bảo tàng, các địa danh lịch sử và thậm chí cả các quán rượu ở Monmouth.
Dự án - được gọi là "Monmouthpedia” - đã được chuẩn bị trong vòng sáu tháng, với sự trợ giúp của chính quyền địa phương trong việc cài đặt mạng Wi-fi miễn phí trong toàn thị trấn.
Cư dân và các doanh nghiệp ở địa phương đã viết và chỉnh sửa nhiều bài về Monmouth được liên kết với mã vạch, trong khi các tình nguyện viên giúp dịch các bài viết đó sang nhiều thứ tiếng khác nhau.
Những người nói tiếng Séc bây giờ có thể tìm hiểu về lâu đài Monmouth bằng tiếng mẹ đẻ của họ, trong khi những người nói tiếng Hindi cổ có thể xem các bài viết về câu lạc bộ Cricket ở Monmouth hay giáo hội Methodist.
Các học giả của các ngôn ngữ ít được biết đến như Esperanto hoặc Latin cũng có hiểu được các bài báo liên quan đến Monmouth.
Stevie Benton, trưởng phòng truyền thông của Wikimedia UK hôm qua cho biết có hơn 450 bài báo mới về Monmouth đã được thêm vào Wikipedia và gần 150 bài viết hiện tại đã được chỉnh sửa lại chỉ trong vòng sáu tháng qua.
Ông cho biết Monmouth được chọn là vì nó có lịch sử văn hóa phong phú, ngoài việc là nơi Henry V ra đời, thị trấn cũng tự hào vì vẫn còn bảo tồn được một cây cầu được xây từ thế kỷ thứ 13.