Để tạo thuận lợi cho thương mại quốc tế hợp pháp và để thống nhất công cụ, tiêu chuẩn cần áp dụng cho hoạt động hải quan ở qui mô quốc tế một cách hiệu quả, tổ chức Hải quan thế giới WCO đã xây dựng khuyến nghị về mã tham chiếu đơn nhất hàng gửi, viết tắt tiếng Anh là UCR – Unique Consigment Reference. UCR là mã số tham chiếu cho hàng gửi xuyên biên giới, nó sẽ được cấp tại giai đoạn sớm nhất có thể trong chuỗi cung ứng và được Hải quan sử dụng cho mọi sự vận chuyển của hàng hóa trên phạm vi quốc tế (xem khuyến nghị của WCO nêu ở Phụ lục 1).
Từ năm 2007 đến nay, tổ chức GS1 đã phối hợp với tổ chức WCO triển khai áp dụng thí điểm các công cụ của hệ thống GS1 trong hoạt động hải quan ở qui mô xuyên biên giới. Qua các dự án áp dụng thí điểm, hai tổ chức đã đi đến khuyến nghị chung là: các công cụ của GS1 có thể áp dụng trong các khâu của hoạt động hải quan, đặc biệt có thể sử dụng mã SSCC và mã GSIN như một mã UCR đối với hàng gửi và có thể thống nhất áp dụng ở phạm vi toàn cầu.
Trong những năm gần đây, Tổng cục Hải quan đã triển khai áp dụng công nghệ thông tin trong thủ tục hải quan đối với hàng xuất/nhập khẩu, cụ thể là triển khai áp dụng “khai báo hải quan trực tuyến”. Bên cạnh đó, Tổng cục hải quan cũng triển khai áp dụng trao đổi dữ liệu bằng EDI. Tuy nhiên, trong việc áp dụng công nghệ thông tin, ngành hải quan cón có những khó khăn bất cập sau:
+ Việt Nam chưa đủ cơ sở pháp lý để áp dụng EDI và để kết nối với các bên liên quan, nên trong Thủ tục hải quan điện tử vẫn còn nhiều khâu xử lý bằng thủ công và dựa trên giấy tờ nên không thuận tiện cho EDI.
+ Kiến trúc hạ tầng tin học chưa sẵn sàng cho trao đổi bằng EDI với tất cả các đối tác trong và ngoài nước và chưa có đội ngũ chuyên viên đáp ứng yêu cầu áp dụng EDI ở mức độ toàn diện.
+ Việc trao đổi EDI qua Internet gặp các khó khăn như: tính bảo mật của dữ liệu; tính hoàn thiện của thông tin; nhân chứng...
+ Ngành chưa có thông tin và chưa áp dụng các tiêu chuẩn của GS1 như một công cụ kết hợp với việc áp dụng công nghệ thông tin và trao đổi dữ liệu bằng EDI.
Với những lý do nêu trên, nhóm nghiên cứu đưa ra danh mục các lĩnh vực có thể áp dụng hệ thống GS1 cho ngành hải quan ở Việt Nam như mục 1.2 dưới đây, nhưng chỉ đề xuất mô hình triển khai áp dụng thí điểm thực tế đó là: áp dụng các mã số GS1 cho hoạt động khai báo hải quan đối với một số sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam, cụ thể là áp dụng giải pháp mã SSCC và mã GSIN (theo qui định chung của tổ chức WCO) để phục vụ hội nhập quốc tế trong tương lai gần.
1.2 Tổng hợp các lĩnh vực nghiệp vụ hải quan có thể áp dụng công nghệ mã số mã vạch
Các giao dịch xuất nhập khâu hàng hóa thường bao gồm hai yếu tố: luồng hàng và luồng thông tin dữ liệu. Trao đổi dữ liệu điện tử EDI là một công cụ hữu hiệu mà nhiều bên tham gia trong chuỗi cung ứng bao gồm cả người mua và người bán, các nhà cung cấp dịch vụ logistic, Hải quan và các bên tham gia khác trước khi tới tay người tiêu dùng cuối cùng. Các tiêu chuẩn của tổ chức GS1 gồm các loại mã số, mã vạch và các tiêu chuẩn cho gói tin điện tử đang được áp dụng ngày càng rộng rãi trong chuỗi cung ứng toàn cầu, bao gồm cả các đầu mối quản lý hải quan tại các cửa khẩu kinh doanh xuyên biên giới.
Qua kinh nghiệm của các nước và kết quả nghiên cứu (xem các báo cáo chuyên đề của đề tài), nhóm thực hiện đã tổng hợp các lĩnh vực hoạt động trong ngành hải quan có thể áp dụng mã số mã vạch GS1 như sau:
- Áp dụng thống nhất mã SSCC và mã GSIN như một mã tham chiều hàng gửi (UCR) trong lĩnh vực hải quan ;
- Áp dụng các tiêu chuẩn EANCOM và GS1/XML cho trao đổi dữ liệu điện tử EDI giữa hải quan và các bên có liên quan;
- Áp dụng MSMV GS1 trong quản lý hồ sơ khai báo bằng điện tử;
- Áp dụng MSMV GS1 trong quản lý hành lý của các đối tượng xuất nhập cảnh và các phương tiện xuất nhập cảnh;
- Áp dụng MSMV GS1 trong quản lý nội bộ cơ quan hải quan (mã quản lý tài sản và mã quản lý tài liệu);
- Áp dụng MSMV GS1 cho truy tìm nguồn gốc xuất xứ hàng hóa.(GTIN; GLN).
1.3 Các công cụ của GS1 cho giải pháp hải quan điện tử
Khai báo hải quan là một bước trong thủ tục hải quan. Ở nhiều nước trên thế giới, khai hải quan điện tử được pháp luật cho phép, tuy nhiên đây là hình thức dựa trên phương thức EDI nên đòi hỏi phải có các qui định của pháp luật để điều chỉnh và phải tuân thủ các tiêu chuẩn và điều kiện kỹ thuật cần thiết. Các giao dịch trao đổi dữ liệu điện tử trong thủ tục hải quan bao gồm:
+ Khai hải quan điện tử, bao gồm tờ khai hải quan và các chứng từ thuộc bộ hồ sơ hải quan: giữa người khai và cơ quan hải quan;
+ Thanh toán tiền thuế và các khoản thu khác: giữa ngân hàng, kho bạc và cơ quan hải quan;
+ Giấy phép hạn ngạch...: giữa các Bộ, ngành là cơ quan hải quan;
+ Các chứng từ vận chuyển: giữa các nhà vận chuyển, cảng với cơ quan hải quan.
Như vậy, khai hải quan điện tử chỉ là một trong số các giao dịch điện tử cần thực hiện trong một thủ tục hải quan hiện đại. Ở một số nước trong khu vực châu Á trong đó có Việt Nam, các chứng từ khai điện tử chưa thay thế hoàn toàn cho bộ hồ sơ giấy, người khai vẫn có trách nhiệm nộp hồ sơ giấy sau khi thông quan hàng hoá. Cơ quan hải quan dựa trên hồ sơ khai điện tử để làm thủ tục thông quan. Tuy nhiên, việc áp dụng công nghệ thông tin đã giúp ngành giảm khối lượng và tăng độ chính xác của thông tin đầu vào, đồng thời giúp cán bộ của Tổng cục hải quan biết trước thông tin khai báo của doanh nghiệp để xem xét, đánh giá, phát hiện vấn đề sao cho khi doanh nghiệp đến làm thủ tục hải quan được nhanh chóng, kịp thời.
Qua kinh nghiệm áp dụng của nước ngoài, để có thể hiện đại hóa toàn bộ khâu khai báo hải quan và giao dịch điện tử, cần kết hợp áp dụng các tiêu chuẩn về mã số trong chứng từ, hồ sơ khai báo với việc áp dụng các tiêu chuẩn toàn cầu cho trao đổi dữ liệu bằng EDI giữa các cơ quan hải quan và các bên có liên quan. Kết quả triển khai áp dụng thí điểm các công cụ của GS1 cho hoạt động hải quan ở qui mô quốc tế cho thấy, các công cụ chính của hệ thống GS1 có thể áp dụng cho hoạt động khai báo hải quan bao gồm:
· áp dụng mã SSCC và mã GSIN như một mã UCR trong ngành hải quan;
· áp dụng mã GLN để phân định các bên liên quan trong hoạt động hải quan;
· áp dụng các tiêu chuẩn EANCOM và GS1/XML cho trao đổi dữ liệu giữa các bên liên quan.
Dưới đây là mô hình do nhóm thực hiện đề xuất cho việc áp dụng các công cụ trên cho thủ tục hải quan đối với hàng nhập/xuất khẩu ở Việt Nam.
Chương II
Triển khai áp dụng mã SSCC và mã GSIN trong thủ tục hải quan đối với hàng nhập/xuất khẩu ở Việt Nam
2.1 Mục tiêu, nội dung và công cụ của GS1 đưa vào áp dụng
2.1.1 Mục tiêu và nội dung
2.1.1.1 Mục tiêu: Triển khai áp dụng thí điểm mã SSCC và mã GSIN như một mã tham chiếu hàng gửi (UCR) trong thủ tục hải quan, tiến tới công nhận và phổ biến áp dụng trong toàn ngành hải quan ở Việt Nam, nhằm phục vụ cho hội nhập quốc tế.
2.1.1.2 Nội dung: Tổng cục Hải quan phối hợp với một nhà xuất khẩu (thủy sản hoặc giày dép) và một nhà nhập khẩu (hàng điện tử dân dụng hoặc đồ uống có ga) và một số nhà cung cấp dịch vụ logistics có quan tâm để triển khai áp dụng thí điểm mã SSCC và mã GSIN trong thủ tục hải quan điện tử đối với một mặt hàng nhập và một mặt hàng xuất khẩu. Tổng kết kinh nghiệm áp dụng và phổ biến áp dụng trong toàn ngành.
2.2.2 Các công cụ của GS1 đưa vào áp dụng
2.2.2.1 Mã SSCC
SSCC là mã số phân định đơn nhất của GS1 được xây dựng đặc biệt cho việc phân địch các đơn vị logistic sẽ đi xuốt chuỗi cung ứng.
Cấu trúc của mã SSCC (Hình 1) gồm 18 chữ số như sau:
Hình 1: Cấu trúc mã SSCC của GS1
SSCC hoàn toàn phù hợp với tiêu chuẩn ISO 15459 (TCVN 8021) và được quản lý bởi tổ chức GS1. Tham khảo TCVN 7200 để biết thêm thông tin chi tiết về mã SSCC.
2.2.2.2 Mã GSIN
Theo thỏa thuận hợp tác giữa GS1 và WCO, tổ chức GS1 đã tiêu chuẩn hóa loại Mã số Toàn cầu Phân định Hàng gửi (GSIN – Global Identification Shipment Number), để giúp phân định nhóm hàng gửi trong thương mại quốc tế và cho Hải quan.
Mã GSIN (đứng sau số phân định ứng dụng AI 402), do bên bán hàng/ nhà xuất khẩu cấp để sử dụng trong suốt chuyến đi của hàng gửi tới người mua, được áp dụng cho nhóm hàng gửi kết hợp với mã SSCC. Mã GSIN có cấu trúc (Hình 2) như sau:
Hình 2: Cấu trúc mã GSIN của GS1
GSIN có thể đóng vai trò của mã UCR và thậm trí còn được sử dụng để lần theo vết và truy ngược lại đối với hàng hóa gửi trên tàu một cách rõ ràng minh bạch tại cấp hàng kí gửi. Nó được kết nối với mã số côngtenơ.
2.2.2.3 Công cụ kết hợp
Trong quá trình áp dụng mã SSCC và mã GSIN như một mã UCR trong thủ tục hải quan điện tử, cần kết hợp áp dụng mã GLN (TCVN 7199) để phân định các bên và các tiêu chuẩn GS1/XML cho trao đổi dữ liệu giữa các bên liên quan trong thủ tục hải quan.
Cấu trúc của mã GLN đảm bảo rằng mã số đó là đơn nhất, dễ hiểu trên phạm vi toàn thế giới, được nêu trong Hình 3.
Hình 3: Cấu trúc mã GLN
2.2 Cách triển khai áp dụng
2.2.1 Mã hóa các thông tin về các bên liên quan
Để phục vụ trao đổi dữ liệu điện tử cần mã hóa thông tin về nhà xuất/ nhập khẩu, nhà cung cấp dịch vụ logistics bằng mã toàn cầu phân định địa điểm GLN. Thay vì những dòng chữ viết dài dòng mô tả tên, địa chỉ liên hệ .v.v. của nhà xuất/ nhập khẩu, mã GLN được sử dụng làm chìa khóa mở tệp dữ liệu về xuất xứ (mọi thông tin về xuất khẩu) và nơi đến (mọi thông tin về nhập khẩu) của hàng hóa.
Các bên liên quan cần lập mã GLN (Hình 3) cho file về tên và địa chỉ phục vụ như là chìa khóa dẫn đến việc thực hiện thành công trao đổi điện tử giữa các bên kinh doanh. Để lập mã GLN cần liên hệ với tổ chức GS1 quốc gia để đăng ký sử dụng mã doanh nghiệp GS1 làm tiền tố lập mã GLN của đơn vị mình.
GLN giúp phân định đơn nhất, rõ ràng và hiệu quả cho mọi địa điểm liên quan đến giao dịch EDI. Tên, địa chỉ và thông tin về các địa điểm cụ thể không cần truyền đi đối với một giao dịch. Thông tin cần thiết sẽ được trao đổi một lần, được nhập vào tệp dữ liệu trong máy vi tính và sẽ được lấy lại sau đó bằng cách tra mã GLN.
2.2.2 Mã hóa thông tin về hàng gửi
Thông tin về hàng hóa kí gửi chở trên tàu được mã hóa (Hình 4) như sau:
Cấp vật phẩm |
Cấp thùng carton |
Cấp palet |
Cấp côngtenơ |
Cấp hàng kí gửi |
|
Số phân định theo UCR |
Mã số xêri |
(Mã số D/O) |
(Mã số D/O) |
Mã số công |
- |
Số phân định theo GS1 |
- |
SSCC (con) |
SSCC (cha) |
GIAI |
GSIN (UCR) |
Độ dài số phân định |
- |
96 bit |
96 bit |
202 bit |
21 chữ số |
Chú thích: D là viết tắt của Delivery tức hàng hóa được gửi đi, O là viết tắt của Order tức đơn đặt hang
Hình 4: Mã hóa thông tin theo WCO và theo GS1
2.2.3 Mã hóa thông tin về giao dịch kinh doanh
Thông tin về giao dịch kinh doanh phát sinh theo hàng hóa chở trên tàu được mã hóa (Hình 5)như sau:
Chú thích: BL là viết tắt của Bill of Lading tức vận đơn.
Hình 5: Mô hình mã hóa thông tin giao dịch kinh doanh
2.2.4 Các bước triển khai của các đối tác liên quan đến thủ tục khai hải quan đối với hàng hóa XNK
1) Đối với các nhà xuất /nhập khẩu
Hiện nay, các nhà xuất/nhập khẩu sản phẩm của Việt nam đã được phổ biến và đã triển khai áp dụng các loại MSMV thuộc hệ thống GS1 trên sản phẩm bán trong nước và xuất khẩu của mình. Đối với các nhà xuất/nhập khẩu các sản phẩm lien quan đến dự án triển khai áp dụng thí điểm, nếu chưa áp dụng MSMV của GS1 có thể triển khai theo các mô hình áp dụng MSMV cho hàng gửi của nhà xuất khẩu được nêu ở Phụ lục 2 và mô hình áp dụng MSMV cho hàng nhập của nhà nhập khẩu được nêu ở Phụ lục 3 của tài liệu này.
2) Đối với các nhà cung cấp dịch vụ logisstics
Đối với các nhà cung cấp dịch vụ logistic, khi tham gia dự án triển khai thí điểm trong thủ tục hải quan, các bước triển khai áp dụng MSMV GS1 bao gồm:
1) Thu thập các côngtenơ từ nhà xuất/ nhập khẩu;
2) Ghi mã SSCC hoặc mã GSIN vào chứng từ chất hàng;
3) Căn cứ vào hướng dẫn gửi hàng, ghi mã SSCC hoặc mã GSIN và thông tin về hàng kí gửi vào hệ thống truy tìm nguồn gốc nội bộ;
4) Cập nhật quá trình vận chuyển quốc tế vào cơ sở dữ liệu và trao đổi với nhà nhập khẩu. Mã SSCC hoặc mã GSIN được là thông số tìm kiếm trong hệ thống truy tìm nguồn gốc;
5) Hàng được vận chuyển tới cảng đi/đến;
6) Khai báo với hải quan nước nhập/xuất khẩu thông tin về hàng nhập khẩu bao gồm cả thông tin của mã SSCC hoặc mã GSIN.
2.2.5 Các bước triển khai áp dụng MSMV của cơ quan Hải quan
2.2.5.1 Áp dụng MSMV đối với hàng xuất khẩu
1) Nhận khai báo về hàng hóa xuất khẩu từ nhà xuất khẩu;
2) Các thông tin chi tiết về hàng kí gửi được kết nối với mã SSCC hoặc mã GSIN cho công tác thống kê và hoạt động sau giao dịch;
3) Tiến hành đánh giá nghiệp vụ hải quan về chuyến hàng xuất khẩu này;
4) Cấp chứng nhận hải quan;
5) Hàng được xuất đi;
6) Trao đổi thông tin về mã SSCC hoặc GSIN đối với chuyến hàng vừa xuất khẩu với hải quan nước nhập khẩu;
7) Thực hiện các hoạt động kiểm tra sau giao dịch.
2.2.5.2 Áp dụng MSMV đối với hàng nhập khẩu
1) Nhận thông tin với khóa là mã SSCC hoặc mã GSIN từ hải quan nước xuất khẩu;
2) Làm rõ thông tin về chuyến hàng nhập khẩu với thông tin đã được mã hóa trong mã SSCC hoặc GSIN;
3) Thực hiện các bước kiểm tra;
4) Lập tài liệu về rủi ro nếu có;
5) Kiểm tra xác nhận thông tin thương mại với thông tin hải quan bằng cách tham chiếu mã SSCC hoặc mã GSIN và thông tin về hàng kí gửi;
6) Cấp chứng nhận hải quan;
7) Trả hàng;
8) Thực hiện việc kiểm tra sau giao dịch và các thủ tục kiểm tra xác nhận bằng cách sử dụng tham chiếu mã SSCC hoặc mã GSIN liên kết với dữ liệu về thương mại và vận chuyển.
2.2.6 Mô hình trao đổi thông tin dữ liệu giữa các bên
Mô hình trao đổi dữ liệu giữa hai nhà xuất/ nhập khẩu được nêu trong Hình 6 dưới đây.
Tạo gói tin bằng cách: 1. Quét tất cả các thùng carton đựng hàng chuẩn bị gửi đi 2. Trình mọi văn bản về việc xuất khẩu 3. Chỉ định Nhà kho 4. Ghi lại mọi thông tin cần thiết cho thông điệp điện tử 5. Tạo gói tin dạng (các) tệp văn bản hoặc các bản ghi về cơ sở dữ liệu 6. Chuyển dữ liệu dạng văn bản sang dạng gói tin EANCOM DESADV bằng cách dùng máy tạo mã 7. Chuyển qua thư điện tử gói tin EANCOM DESADV tới Nhà kho và tới khách hàng |
Nhận và xử lí gói tin bằng cách: 1. Nhận qua email gói tin EANCOM DESADVàng kí gửi 2. Chuyển gói tin EANCOM DESADV sang dữ liệu dạng văn bản bằng cách dùng máy giải mã 3. Cập nhật cơ sở dữ liệu hoặc sử dụng các tệp văn bản để in danh mục hàng kí gửi trong thùng carton 4. Khớp các tài liệu về việc nhập khẩu với danh mục nêu trên 5. Nhập vào máy quét mã vạch thông tin về danh mục nêu trên 6. Quét mã vạch trên thùng carton thuộc đợt hàng kí gửi nhập khẩu để kiểm tra xác nhận hàng kí gửi 7. Tải các kết quả của việc quét mã vạch và in báo cáo về kiểm tra xác nhận |
Hình 6: Mô hình trao đổi thông tin xuất/nhập khẩu
Như vậy, các cơ quan hải quan và các đơn vị cung cấp dịch vụ logisstics cần công nhận, áp dụng các chuẩn của GS1 và tham gia như một mắt xích trong chuỗi cung ứng hàng hóa và trao đổi thông tin như nêu trong mô hình ở Hình 6. Mô hình tổng thể về vai trò của các bên trong quá trình trao đổi hàng hóa và thông tin dữ liệu được nêu trong Phụ lục 4 của tài liệu này.
Chương III
Đề xuất tiến độ thực hiện triển khai áp dụng
Trong việc thống nhất, công nhận và áp dụng mã SSCC và mã GSIN của GS1 như mã UCR của WCO ở Việt Nam, đề tài kiến nghị Tổng cục phối hợp với Tổng cục Hải quan để tìm kiếm khả năng có được dự án áp dụng thí điểm, chuẩn bị cho toàn ngành Hải quan có thể hội nhập quốc tế trong tương lai gần. Việc áp dụng mã SSCC và mã GSIN cần được triển khai đồng bộ trong tất cả các khâu của chuỗi cung ứng và cụ thể trong các hoạt động: cấp và ghi mã tại nguồn; thể hiện trong các chứng từ và tài liệu liên quan đến hàng gửi; thể hiện trong nội dung các dữ liệu được trao đổi và kết hợp với dữ liệu quét ở các khâu giao nhận và vận chuyển cũng như xuất nhập kho hàng.
Để thực hiện mục đích trên, đề tài cũng đề xuất tiến độ tổng thể cho việc triển khai đưa các công cụ GS1 vào áp dụng trong ngành Hải quan ở Việt Nam theo mô hình đã đề xuất trong Chương II. Trong dự thảo tiến độ này, việc triển khai được chia làm ba giai đoạn với nội dung, thời gian và nhân lực như nêu trong Bảng 1 dưới đây.
Bảng 1: Tiến độ triển khai áp dụng MSMV của GS1 trong lĩnh vực hải quan ở Việt nam
G.đoạn |
Nội dung triển khai |
Tiến độ BD -KT |
Cơ quan chủ trì |
Cơ quan phối hợp |
I |
Chuẩn bị áp dụng
|
4/2010 – 4/2011 |
|
|
1.1 |
Lãnh đạo Tổng cục hải quan & Tổng cục TCĐLCL thống nhất ký MOU |
4 - 6/2010 |
Tổng cục TCDLCL |
Tổng cục HQ |
1.2 |
Tìm nguồn, thảo luận với các đơn vị phối hợp về khả năng phối hợp áp dụng thí điểm |
6-9/2010 |
Tổng cục HQ |
Tổng cục TCDLCL (GS1 VN) |
1.3 |
Xây dựng, hông qua và đưa vào kế hoạch thực hiện Dự án triển khai áp dụng thí điểm |
10/2010 – 4/2011 |
Tổng cục HQ và các đơn vị phối hợp |
Tổng cục TCDLCL (GS1 VN) |
II |
Áp dụng thí điểm |
5/2011 – 6/2012 |
|
|
2.1 |
Tổ chức đào tạo về hệ thống GS1 và dự án triển khai thí điểm |
5 – 8/2011 |
GS1 VN và Tổng cục HQ |
Các đơn vị phối hợp |
2.2 |
Lập và in mã số; mua sắm trang thiết bị và phần mềm ứng dụng |
7 – 10/2011 |
Các đơn vị áp dụng |
Tổng cục HQ và GS1 VN |
2.3 |
Triển khai áp dụng đối với một mặt hàng nhập và xuất khẩu |
11/2011 – 5/2012 |
Các đơn vị áp dụng |
Tổng cục HQ và GS1 VN |
2.4 |
Tổng kết kết quả áp dụng thí điểm |
6/2012 |
Các đơn vị áp dụng |
Tổng cục HQ và GS1 VN |
III |
Phổ biến áp dụng rộng rãi |
6/2012 – 12/2012 |
|
|
3.1 |
Xây dựng các qui định và tiêu chuẩn của ngành liên quan |
6 – 9/2012 |
Tổng cục HQ |
GS1 VN |
3.2 |
Tổ chức các khóa đào tạo áp dụng |
6 – 12/2012 |
Tổng cục HQ |
GS1 VN và các đơn vị áp dụng |
3.3 |
Công bố với quốc tế (GS1 và WCO) |
12/2012 |
Tổng cục HQ |
GS1 VN |
Chương IV
Các điều kiện và biện pháp triển khai áp dụng
4.1 Chuẩn bị các điều kiện áp dụng
4.1.1 Đào tạo nhân sự và công tác tổ chức
Về mặt đào tạo nhân sự, cần liệt kê các đơn vị và cá nhân liên quan để đào tạo cho họ các kiến thức kỹ thuật và các qui định cần thiết cho việc vận hành áp dụng MSMV vào công việc sau này.
Các nội dung nên tổ chức đào tạo ở bước này có thể là:
* Đào tạo kiến thức về công nghệ và các tiêu chuẩn quốc tế quốc gia liên quan MSMV; về lợi ích áp dụng và hiệu quả mang lại cho các bên.
* Đào tạo về Dự án hoặc hệ thống quản lý sử dụng công nghệ MSMV và tin học mà cơ sở định triển khai. Tất cả các bên và nhân sự áp dụng phải được biết về Dự án tổng thể, có các mối liên kết nào cần thống nhất áp dụng.
* Tạo lập trình độ và công cụ IT.
Mục tiêu cần đạt được là áp dụng hệ thống tiêu chuẩn của GS1 làm công cụ IT cần thiết để bắt đầu EDI một cách rộng rãi trong cả các tổ chức lớn và nhỏ. Do đó tiêu chuẩn GS1 là một tiêu chuẩn mở, luôn có thể thay đổi bổ sung để phù hợp với môi trường áp dụng. Bộ tiêu chuẩn cho thương mại điện tử EANCOM và tiêu chuẩn GS1/XML của GS1 đáp ứng nhu cầu này.
Để triển khai đào tạo cần kết hợp với các nhà cung cấp dịch vụ kỹ thuật IT vì: do các nhà cung cấp IT nhận thấy rằng, không những khu vực công cần có khả năng IT mà hàng chục ngàn các nhà cung cấp cũng cần những dịch vụ EDI mở rộng hoặc mới, nên họ cần phải phải tăng cường hoạt động đào tạo IT cho người sử dụng, đặc biệt cho hàng nghìn lãnh đạo dự án liên quan trong phong trào này.
* Đào tạo xây dựng cơ sở dữ liệu và áp dụng công cụ EDI
Các thông điệp EDI yêu cầu sự hiểu biết chuyên sâu về công nghệ tin học và viễn thông mới có thể đào tạo để tự áp dụng được tự lập được, nên khi áp dụng sẽ thuận lợi hơn đối với các doanh nghiệp lớn có các nhân viên được đào tạo cơ bản về công nghệ tin học. Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể hướng dẫn sử dụng các dịch vụ của các công ty cung cấp dịch vụ giá trị gia tăng .
4.1.2 Có mã số mã vạch trên đối tượng cần áp dụng
Để có thể áp dụng Hệ thống GS1 vào lĩnh vực hải quan, các bên liên quan bao gồm nhà xuất/nhập khẩu, nhà vận tải, ... cần đăng ký sử dụng mã số mã vạch (MSMV) tại GS1 Việt Nam, sau đó tự lập các mã tham chiếu liên quan và in (gắn) MSMV trên các đối tượng cần quản lý.
Mặt khác, để áp dụng MSMV trong hoạt động quản lý nội bộ, cơ sở cần lập dự án đầu tư cơ sở hạ tầng tin học và máy quét MSMV tại tổ chức của mình và bắt đầu xây dựng cơ sở dữ liệu sản phẩm có MSMV để trao đổi thông tin (tiêu chuẩn hóa các thuộc tính mô tả vật phẩm và xây dựng một cơ sở dữ liệu hợp nhất toàn ngành theo chuẩn quốc tế, phần mềm quản lý...).
4.1.3 Dự toán kinh phí
Để triển khai áp dụng MSMV, trong dự án áp dụng thí điểm cần xây dựng dự toán chi tiết các khoản chi phí thiết yếu và có kế hoạch chi tiêu rõ ràng. Các chi phí co thể bao gồm:
* Chi phí đào tạo;
* Chi phí liên quan đến đăng ký sử dụng các mã phân định GS1 tại Việt Nam (theo các qui định hiện hành);
* Các thiết bị có thể đưa vào danh mục mua sắm có thể gồm: Máy quét xách tay và phần mềm quản lý; Máy in Lase; Giấy, nhãn và phụ tùng; Máy tính (nếu chưa có).
4.1.4 Mua sắm trang thiết bị