Thay bấm lỗ bằng chip điện tử
Một lãnh đạo Cục Đường bộ VN cho biết, nhiều nước đã sử dụng công nghệ cao, quản lý trên mô hình mới vào việc sản xuất, quản lý GPLX. Một số nước còn tích hợp trên GPLX nhiều dịch vụ khác như mua xăng, bảo hiểm, mua phí giao thông... Đổi mới GPLX nhằm chống làm giả và dễ quản lý, thuận tiện cho người sử dụng trong việc cấp, đổi. Cục Đường bộ VN đã đề xuất quy trình tổ chức sản xuất, quản lý GPLX, tức là sẽ quản lý trên cơ sở dữ liệu tập trung thông qua việc xây dựng các phần mềm liên quan.
Mẫu GPLX mới có kích thước 85,6 x 53,98 x 0,76 mm tương ứng với tiêu chuẩn ICAO loại ID - 1 hay tiêu chuẩn ISO 7810, có sử dụng tiếng Anh. Đối với các dữ liệu thông tin của người lái xe, ngoài các thông tin truyền thống như ảnh, họ tên, năm sinh, nơi cư trú, hạng, ngày cấp, hết hạn..., mẫu mới còn được bổ sung mã số duy nhất, dữ liệu về sinh trắc học (cụ thể là dấu vân tay) và dữ liệu, thông tin để quản lý vi phạm Luật Giao thông đường bộ của người lái xe nếu cần thiết. Phôi thẻ sử dụng chất liệu PET hoặc PETG, được thiết kế tinh xảo, có tính chất bảo mật cao và được quản lý chặt chẽ khi cấp phát và thu hồi. Ngoài ra, đề án cũng thiết kế mẫu GPLX có sử dụng chip điện tử dưới dạng những chiếc thẻ thông minh.
Từ năm 2003, khi lái xe vi phạm Luật Giao thông đường bộ, việc bấm lỗ được thực hiện trực tiếp trên GPLX, ảnh hưởng không nhỏ đến thẩm mỹ cũng như tính pháp lý của nó. GPLX mới sẽ có vị trí để đánh dấu vi phạm Luật Giao thông đường bộ. Thay vì bấm lỗ, người xử lý vi phạm sử dụng công cụ để đánh dấu và có trách nhiệm cập nhật vào cơ sở dữ liệu về quản lý GPLX vi phạm.
Mặc dù đánh giá cao loại GPLX mới này, nhưng một sĩ quan Cục Cảnh sát Giao thông đường bộ, đường sắt (Bộ Công an) vẫn băn khoăn: Xử lý vi phạm dùng chip điện tử và cho phép đọc, ghi dữ liệu vào chip là tối ưu; nhưng về quản lý thiết bị và phân cấp quản lý sẽ gặp khó khăn. Phương án sử dụng cơ sở dữ liệu vân tay bảo đảm mỗi người sẽ chỉ có duy nhất một GPLX. Việc quản lý GPLX vi phạm cũng như tình trạng, lý lịch của người lái xe sẽ dễ dàng, mọi lúc, mọi nơi. Tuy nhiên, để quản lý gần 20 triệu GPLX hiện tại và nhiều hơn nữa trong vài năm tới, việc đối sánh vân tay của một người với hàng triệu vân tay khác dẫn tới phải đầu tư hệ thống cơ sở dữ liệu về vân tay rất lớn. Đồng thời phải trang bị hệ thống thiết bị có cấu hình rất mạnh đi kèm.
Có gây tốn kém, phiền hà?
Tính từ năm 1996 đến nay, cả nước đã có trên 18 triệu GPLX, trong đó có 1,2 triệu GPLX ô tô, 17 triệu GPLX mô tô. Bình quân mỗi năm cấp mới khoảng 3 triệu GPLX, mỗi tháng khoảng 250.000 GPLX.
Theo tính toán của Cục Đường bộ VN, dự kiến mỗi GPLX mới giá thành khoảng 30.000 đồng - 50.000 đồng. Để đổi hết gần 20 triệu GPLX, sẽ tốn 600 tỉ đồng - 1.000 tỉ đồng. Hơn nữa, thời gian thực hiện cũng sẽ không thể trong ngày một, ngày hai. Việc chuyển đổi dữ liệu của loại thẻ tương tự do FBI (Mỹ) thực hiện gồm các thao tác lấy vân tay, ảnh chân dung, số hóa và lưu trữ vân của 4 ngón tay mới đạt tốc độ 80.000 thẻ/ngày. Kỷ lục nhanh nhất là Malaysia, mới đây cũng chỉ có thể đạt tốc độ tối đa là 120.000 thẻ vân tay/ngày. Để chuyển đổi dữ liệu của 18 triệu công dân nước này (xấp xỉ số GPLX của VN hiện nay), Malaysia đã mất tới 16 tháng trong điều kiện phải triển khai tới 700 trạm trực thuộc 264 văn phòng dịch vụ cơ sở “một cửa”.
Theo Cục Đường bộ VN, nếu đề án trên được chấp nhận sẽ khắc phục những khó khăn nêu trên bằng cách: Các GPLX cấp mới đầu năm 2007 sẽ được cấp luôn loại mới. Còn các loại GPLX cũ, đối với ô tô sẽ tiến hành đổi loại mới khi đến kỳ hạn đổi; mô tô sẽ được đổi lại theo lộ trình
-------------------------------------------------------------
|