Với ưu điểm chính của việc sử dụng công nghệ RFID là không cần nhìn thấy đối tượng cũng có thể định danh được đối tượng, có độ bền cao, chịu được hoạt động trong các môi trường khắc nghiệt, việc truy cập không cần tiếp xúc (có thể đọc được thẻ từ khoảng cách xa tới vài mét), không bị hỏng do tiếp xúc cơ học, có khả năng phân biệt nhiều thẻ hiện diện cùng một lúc.., thì việc quản lý thông tin bằng cách ứng dụng hệ thống RFID vào các lĩnh vực quản lý đối tượng, quản lý nhân sự, quản lý hàng hóa bán lẻ trong siêu thị, nghiên cứu động thực vật học, quản lý hàng hóa trong xí nghiệp hay nhà kho, quản lý xe cộ qua trạm thu phí, làm thẻ hộ chiếu … đã giúp các doanh nghiệp:
Phạm vi ứng dụng
Sau nhiều năm hứa hẹn,Wal-Mart và Bộ Quốc phòng Mỹ là hai trong số nhiều nơi đang chuyển sang dùng RFID với quy mô lớn. Công nghệ này hiện được ứng dụng để theo dõi tất tần tật mọi thứ, từ lọ thuốc đến con người. Theo các chuyên gia Mỹ cho biết, RFID không phải là ý tưởng mới nhưng các chuẩn RFID khác nhau đang dần tiến tới chỗ thống nhất, nên một sản phẩm mới như vi lý dữ liệu RFID của Reva Systems giúp cho việc quản lý, chỉnh sửa thông tin RFID ở các khâu kho bãi, phân phôi vô cùng dễ dàng. Vì vậy, việc Chính phủ Mỹ và Wal-Mart đầu tư mạnh tay cho RFID bởi công nghệ này chính là “con át chủ bài” để phát triển các ứng dụng có liên quan được thuận tiện hơn. Tuy nhiên, muốn làm chủ công nghệ RFID, trước hết phải nắm vững 3 thành tố chính: máy quýet, tần số radio và kho hàng. Khác với mã vạch, mã bằng sóng radio có thể gặp phải một số vấn đề khi mạng không dây trục trặc. Thứ hai, kho hàng phải học cách tiếp nhận và xử lý những thông tin về mã RFID do máy quýet cung cấp, đồng thời tích hợp chúng vào trong những ứng dụng phần mềm khác.
Lợi ích của việc áp dụng mã vạch trong quản lý kho:
Giảm chi phí hoạt động của doanh nghiệp, tăng lợi nhuận
Tăng tính cạnh tranh trên thị trường nhờ đáp ứng nhanh yêu cầu của khách hàng & giá thành sản phầm thấp.
Chủ động được nguồn vốn nhờ tồn kho thấp.
Hệ thống mã vạch xác định chính xác và nhanh chóng mã xếp giá cũng như các mã hiệu khác nhau của ấn phẩm , tăng tốc độ của nghiệp vụ quản lý ấn phẩm, nghiệp vụ mượn trả.
Với sự tích hợp và hỗ trợ chặt chẽ trong hệ thống quản lý nghiệp vụ, mã vạch cho phép giảm các thao tác nhập số liệu, hạn chế tối đa nhầm lẫn trong các hoạt động nghiệp vụ
Công nghệ mã vạch ngày nay đã và đang được áp dụng rộng rãi tại bệnh viện, phòng khám, ứng dụng công nghệ mã vạch giúp giảm sai sót, nhầm lẫn trong hồ sơ quản lý bệnh nhân, bệnh án, mẫu xét nghiệm, ngân hàng máu, dược, vật tư y tế.
Máy in mã vạch, đầu đọc mã vạch ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong việc quản lý sản phẩm, kho hàng, siêu thị và trong các nhà máy, xí nghiệp sản xuất. Để tạo các nhãn mã vạch, chúng ta cần máy in mã vạch để hỗ trợ việc tạo mã vạch.
Để quét mã vạch chúng ta cần một máy đầu đọc mã vạch Nhưng không hẳn ai cũng lựa chọn được sản phẩm có độ tin cậy cao.Do vậy Cty Tân Phát với 11 năm kinh nghiệm có mấy lời khuyên khi chọn mua sản phẩm:
Trước khi mua một máy in mã vạch, bạn nên nói rõ mục đích sử dụng và khối lượng tem nhãn cần in trong tháng cho người bán. Nhưng nhiều khi chính nhân viên tư vấn cũng không thể hiểu biết rõ về sản do thiếu kinh nghiệm.
Máy chấm công đang trở thành công cụ hữu hiệu, trợ giúp đắc lực trong việc quản lý thời gian làm việc, tự động tính công, giúp giảm thiểu rất lớn khối lượng công việc ghi chép giấy tờ trước đây, nâng cao hiệu suất làm việc của cán bộ nhân sự, đặc biệt máy chấm công đang giúp xây dựng hình ảnh làm việc chuyên nghiệp trong mọi loại hình doanh nghiệp hiện nay.
Không giống như máy chấm công thẻ giấy trước đây chỉ cần cắm điện là máy chạy được và có thể sử dụng được ngay. Hệ thống máy chấm công vân tay và thẻ là hệ thống hoạt động dựa trên máy tính kết hợp cả thiết bị đọc, máy tính, phần mềm xử lý và một loạt các thao tác cài đặt ban đầu thì hệ thống mới có thể đưa vào vận hành.
Không giống như máy chấm công thẻ giấy trước đây chỉ cần cắm điện là máy chạy được và có thể sử dụng được ngay. Hệ thống máy chấm công vân tay và thẻ là hệ thống hoạt động dựa trên máy tính kết hợp cả thiết bị đọc, máy tính, phần mềm xử lý và một loạt các thao tác cài đặt ban đầu thì hệ thống mới có thể đưa vào vận hành.
Quy trình hoạt động của hệ thống chấm công vân tay như sau:
1. Lắp đặt máy chấm công, kết nối tín hiệu. Cài đặt phần mềm chấm công lên máy tính.
2. Khai báo User trên máy chấm công: Khai báo mã số ID, Khai báo vân tay. Đối với máy chấm công vân tay,mỗi ID có thể khai báo nhiều ngón tay và tối đa là 10. Thông thường để không làm cho việc xử lý vân tay bị chậm, mỗi người nên khai báo từ 2-3 ngón là được.
3. Khai báo thông tin nhân sự, thông tin thời gian làm việc trên phần mềm (Định nghĩa thời gian làm việc và các thông tin liên quan, khai báo ca làm việc cho nhân viên…)
• Việc sử dụng dấu vân tay để nhận dạng được áp dụng rộng rãi trong đời sống của các nước công nghiệp phát triển.
• Dấu vân tay không những được sử dụng trong lĩnh vực hình sự mà còn được sử dụng trong việc xác nhận nhân thân của cá nhân khi truy cập mạng hoặc mở khoá; một số ngân hàng đã bắt đầu thanh toán thẻ ATM sử dụng máy đọc vân tay...
• Một số lĩnh vực tiêu biểu đã sử dụng công nghệ vân tay: Thẻ căn cước, xuất nhập cảnh, kiểm tra an ninh tại sân bay, máy ATM, máy vi tính, USB.. và đặc biệt là được áp dụng cho: khoá cửa, két sắt, máy chấm công, kiểm soát vào ra, khoá ôtô & xe máy.
Đối với những địa điểm như các cơ quan, trụ sở lớn, vấn đề về bảo mật, kiểm soát an ninh thường rất phức tạp và đặt ra nhiều thử thách. Giải quyết vấn đề an ninh trên với công nghệ RFID sẽ là lựa chọn phù hợp cho đơn vị của bạn...
Hệ thống quản lý kiểm soát khách vào/ra bằng công nghệ RFID có khả năng kiểm soát hoàn toàn tình hình di chuyển của con người, hàng hóa, thiết bị,… qua các khu vực khác nhau, cho phép đi qua/không đi qua, từ đó giúp cho việc giám sát an ninh của lực lượng quản lý trở nên đơn giản và hiệu quả hơn.
RFID tại Việt Nam: Truy nguyên nguồn gốc nông sản
RFID tại Việt Nam: Truy nguyên nguồn gốc nông sản Việt Nam là nước nhiệt đới gió mùa nên các sản phẩm nông nghiệp nhiệt đới, đặc biệt là hoa quả, thủy sản tôm cá rất phong phú... Tuy nhiên, việc theo dõi sự phát triển, chăm sóc chất lượng sản phẩm mới dừng ở chỗ mua giống tốt, phân bón và các loại thuốc kích thích tăng trưởng...
Ngày nay, nhu cầu ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất, vận chuyển nông sản có rất nhiều triển vọng và thu hút sự quan tâm của các doanh nghiệp (DN) xuất khẩu... Khi tham gia vào thị trường toàn cầu WTO, các nước phát triển như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Mỹ cũng như châu Âu luôn là thị trường lớn của Việt Nam. Và họ có những tiêu chuẩn bắt buộc riêng để đảm bảo chất lượng nông sản và sức khỏe của người sử dụng như các tiêu chuẩn an toàn GLOBALGAP, TNC (Tesco Nature’s Choice)...