Máy inmã vạch nhiệt là sự lựa chọn tiết kiệm cho chất lượng tem nhãn cao. Về lâu dài, máy in mã vạch nhiệt đòi hỏi bảo trì ít hơn, tiết kiệm chi phí và in nhanh hơn trong khi chất lượng in luôn luôn đảm bảo hơn so với máy in laser hoặc máy in phun, máy in
Tuy nhiên, để lựa chọn máy in mã vạch phù hợp cho mục đích sử dụng của mình cũng không phải là bài toán dễ dàng cho người tiêu dùng. Trước khi chọn mua máy in mã vạch, bạn nên quan tâm đến 4 câu hỏi sau đây để có thể quyết định dễ dàng hơn khi đầu tư:
Câu hỏi 1: Có bao nhiêu tem nhãn bạn sẽ in mỗi tuần?
Tùy thuộc vào việc bạn cần in bao nhiêu tem nhãn trong tuần, bạn sẽ cần chắc chắn rằng máy in của bạn có thể đáp ứng được khối lượng mà công việc yêu cầu. Máy in mã vạch, tem nhãn có 3 loại chính phân theo cách thức và khối lượng in: Máy in mã vạch phổ thông (để bàn), máy in mã vạch công nghiệp và máy in mã vạch di động.
1. Máy in mã vạch phổ thông (để bàn): Đây là loại máy in thông thường được sử dụng cho các ứng dụng với công suất nhỏ, trung bình ít hơn 1000 nhãn mỗi tuần. Máy in mã vạch phổ thông được sử dụng hoàn hảo cho việc in nhãn trong văn phòng hoặc trong các siêu thị nhỏ, cửa hàng bán lẻ. Máy in Zebra GK420T vẫn cho chất lượng tem nhãn và in ấn như máy in lớn hơn, nhưng với công suất bé hơn.
2. Máy in mã vạch công nghiệp: Lớn hơn với công suất lớn hơn so với mô hình máy in mã vạch để bàn, phù hợp cho các ứng dụng đòi hỏi khối lượng in ấn hớn. Có thể in vài nghìn nhãn/ngày, hoạt động liên tục trong thời gian dài. Máy in mã vạch loại hày hỗ trợ in ấn với độ rộng tem nhãn từ 0,5” – hơn 8”. Máy in mã vạch công nghiệp hỗ trợ đắc lực cho bạn trong hầu hết các lĩnh vực khác nhau với các yêu cầu khác nhau. Bạn có thể sử dụng 1 số máy in như: Datamax I-4208, Zebra ZM 400…
3. Máy in mã vạch di động: Máy in mã vach di động phù hợp cho việc in tem nhãn hoặc biên lai khi đanh di chuyển. Với kích thước nhỏ gọn phù hợp có thể treo bên cạnh người sử dụng. Tuy nhiên, máy in di động hạn chế về kích thước in, chiều rộng in thường là 2”-3” hoặc tối đa là 4”. Máy in mã vạch phù hợp cho việc giao hàng hoặc dành cho các nhân viên kho có thể in nhãn tại chỗ. Máy in di động được kết nối thông qua Bluetooth hoặc Wifi. Bạn có thể tham khảo máy in Zebra QLn320.
Câu hỏi 2: Loại phương pháp in mà bạn sử dụng? Độ bền của tem nhãn cần sử dụng?
Máy in tem nhãn, mã vạch sử dụng một đầu in để in truyền nhiệt thông qua ribbon lên tem nhãn hoặc in trực tiếp đến giấy cảm nhiệt.
1. Nhiệt trực tiếp (Direct Thermal): sử dụng phương pháp in với giấy nhiệt, tạo ra mã vạch thông qua đầu in, Nhãn nhiệt trực tiếp thường có tuổi thọ cao nhưng cũng không thích hợp với các môi trường khắc nghiệt như tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời hoặc chịu mài mòn. In nhiệt trực tiếp tạo ra chất lượng in sắc nét. Đối với bất kỳ ứng dụng in tem nhãn mã vạch ngắn hạn như mã vận chuyển, phương pháp nhiệt trực tiếp là phương pháp in ấn hiệu quả nhất.
2. Truyền nhiệt: In sử dụng cuộn mực in (ribbon) với sức nóng của đầu in lên tem nhãn để tạo ra hình ảnh. Công nghệ chuyển giao nhiệt không chỉ không thấp nước, chịu được độ ẩm, cọ xát làm cho các nhãn in có độ bền cao nhất. Phương pháp này phù hợp với các cơ sở sản xuất, đảm bảo độ chính xác và tin cậy cao. In truyền nhiệt cũng hỗ trợ vật liệu tem nhãn ngoài giấy bao gồm cả vật liệu tổng hợp như polypropylene và polyester, phù hợp cho môi trường ngoài trời và khắc nghiệt.
Câu hỏi 3: Bạn cần in tem nhãn kích thước như thế nào?
Phần lớn các máy in tem nhãn, mã vạch thường có chiều rộng in tối đa là 4 inch. Với máy in mã vạch 4” bạn có thể in được các mã vạch nhỏ hơn 4” như 2”x1”, 4”x6” và 3”x8”.
Máy in để bàn cũng có thể có độ rộng 2” trong khi máy in mã vạch công nghiệp lên đến 6”, 8” và 10” chiều rộng nhãn. Bạn có thể điều chỉnh độ rộng của máy in cho phù hợp với kích thước tem nhãn cần in.
Câu hỏi 4: Cách thức kết nối với máy in?
Tất cả các máy in đều phải nhận lệnh in từ máy tính như máy tính để bàn, máy tính xách tay, máy tính bảng hoặc thiết bị di động. Kể cả với trường hợp thiết lập máy in ở chế độ độc lập, bạn cũng cần phải kết nối với máy tính để thiết lập lần đầu tiên.
Hầu hết máy in mã vạch phổ thông và máy in mã vạch công nghiệp có kết nối USB . Đơn giản chỉ cần cắm vào máy in và cài đặt trình điều khiển trên máy tính để sẵn sang in. Tùy chọn RS-232 và parallel cũng là kết nối có sẵn cho hầu hết các máy in nhưng ít phổ hiến đối với các máy tính cần kết nối. Ngoài ra, lựa chọn cho Ethernet và Wifi như Zebra 110Xi4.
Nếu có bất kỳ thắc mắc hoặc cần tư vấn chi tiết thêm về các sản phẩm cân điện tử, hãy liên lạc với chúng tôi để được tư vấn miễn phí!
-------------------------------------------------------------
|