I. Tóm tắt về quản trị và lợi ích
Một số nơi chính quyền nói rằng họ thỏa mãn với dịch vụ y tế của mình. Tuy nhiên trong thực tế nhiều nơi phải đối phó với những vấn đề về nhân khẩu làm cạn kiệt ngân sách hoặc là phải đầu tư những khoản lớn để xây dựng hạ tầng y tế cho công dân của họ. Trong mọi trường hợp chi phí cho y tế, chiếm một tỷ lệ phần trăm của tổng sản phẩm quốc nội (GDP), tăng lên trong nhiều khu vực của thế giới. Nhu cầu giảm chi phí và hoạt động có hiệu quả trong ngành y tế cũng quan trọng như trong các ngành công nghiệp khác. Nhưng “y tế chất lượng cao và rẻ hơn” đòi hỏi tính hiệu quả của toàn bộ quá trình nhằm vào điều trị bệnh nhân chứ không phải nhằm vào chi phí của họ.
Do các hoạt động của bệnh viện trở nên gắn kết với nhau hơn (mua sắm sản phẩm, công việc hậu cần, kế toán tài chính, quản trị…) các yêu cầu về các tiêu chuẩn quốc tế cho phép sử dụng hệ thống thông tin hiệu quả hơn cũng tăng lên. Các nghiên cứu cho thấy rằng một phần quan trọng của chi phí quản lý và hậu cần trong bệnh viện có thể tiết kiệm được thông qua việc hợp lý hóa và sử dụng mã vạch, trao đổi dữ liệu điện tử, phân định đơn nhất và kỹ thuật mã hóa dựa trên các tiêu chuẩn được quốc tế chấp nhận.
Các ví dụ từ Brazil, Bỉ, Đan mạch, Pháp, Đức, Hà lan, Niu Di lân, Thụy điển, Thụy sỹ, Anh và Mỹ đã minh họa rõ rằng làm thế nào để giảm chi phí và nâng cao hiệu quả hoạt động mang lại lợi ích cuối cùng cho bệnh nhân. Nó cũng chứng tỏ rằng sử dụng một bộ các tiêu chuẩn để phân định sẽ làm giảm sai sót và hiểu lầm và tạo thuận lợi cho việc liên lạc giữa các ngành. Đó chính là điều kiện tiên quyết để phát huy các ưu điểm của EDI và mã vạch và để giảm thiểu chi phí hoạt động thấp hơn nữa.
Trong tài liệu này mọi cố gắng đều nhằm vào việc xác định nhu cầu quản trị cấp cao cũng như quản lý các hoạt động của các tổ chức cung cấp dịch vụ y tế. Đối với các nhà quản trị cấp cao, sẽ có những tóm tắt về quản trị đối với các vấn đề mấu chốt và lợi ích của mỗi trường hợp. Đối với các nhà quản lý điều hành, sẽ có các giải thích chi tiết cho thấy các kết quả đạt được như thế nào và các công cụ được sử dụng trong quá trình này, nhằm làm cho công việc của họ được dễ dàng hơn.
Các vấn đề bao trùm là:
Các lợi ích đối với các nhà cung cấp sản phẩm y tế đã thấy rõ, bao gồm:
Đặc biệt, sử dụng mã vạch và EDI trong dây chuyền cung cấp y tế cung cấp cơ hội nâng cao hiệu quả và giảm chi phí. Dưới đây là một số các lợi ích:
Nhờ kết quả tiết kiệm đạt được trong các tổ chức y tế, các nhà cung cấp được lợi như sau:
Để minh họa thêm những lợi ích cho các nhà cung cấp cho bệnh viện, tài liệu này cũng mô tả một số công nghệ đổi mới và vai trò của các nhà quản lý trong Thúc đẩy thực hành tốt, trình bày trong phần VII.A và VII.B. Về mặt đổi mới công nghệ, vai trò của cơ sở dữ liệu sản phẩm tập trung được nhấn mạnh. Điều này làm giảm nhẹ gánh nặng cho các bệnh viện trong việc duy trì cơ sở dữ liệu sản phẩm và theo dõi giá cả. Đối với các thiết bị y tế, việc giới thiệu một dịch vụ giúp theo dõi thiết bị và bệnh nhân trong suốt cả quá trình sẽ làm giảm nhẹ mối quan tâm của cả người bệnh và nhà sản xuất mà không vi phạm vào đời tư. Các ví dụ khác cho thấy mã vạch và EDI được sử dụng như thế nào trong các phòng xét nghiệm, để theo dõi và truy nguyên bệnh nhân, các tài sản phức tạp và quản lý chất thải bệnh viện. Dự án Hợp tác Y tế đã theo dõi sự phát triển và đã hợp tác với các dự án khác như là Dự án cung cấp cho bệnh viện và phòng khám chuyên khoa Châu Âu (European Hospitals and Clinics Supply – EUROHCS) và dự án Đáp ứng hiệu quả người tiêu dùng y tế (Efficient Healthcare Consumer Response) ở Mỹ (Phần VII.D và VII.E sẽ mô tả cả 2 dự án này). Dự án sau đã chứng minh những tiết kiệm lớn thu được do sử dụng những công cụ và thực hành mô tả trong tài liệu này.
Một đánh giá sơ bộ dựa trên kết quả của tài liệu này cho thấy chỉ riêng các bệnh viện Châu Âu tiết kiệm đạt được khoảng 10% của 2,2 tỷ Euro hoặc 3 tỷ USD cho đầu tư ban đầu. Điều đó chứng tỏ rằng thời gian thu hồi vốn là dưới 1 năm cho một cố gắng tối thiểu mà chưa cần phải thay đổi căn bản. Hiện nay do công nghệ rẻ hơn và dễ áp dụng hơn, các tổ chức y tế có thể được hưởng lợi về mặt này và đạt được hiệu quả giống như hiệu quả đã đạt được trong các tổ chức thương mại từ trước đến nay.
Các tổ chức giới thiệu tài liệu này kêu gọi các nhà lập chính sách hãy nhận vai trò lãnh đạo và khởi động các dự án tương tự dự án này ở địa phương mình.
Hy vọng rằng có nhiều tổ chức dịch vụ y tế bắt tay vào một phong trào tương tự và sử dụng tài liệu này như một hướng dẫn để giảm thiểu chi phí dự án và tiết kiệm thời gian và tiền bạc.
II. Các tổ chức đã tham gia xây dựng/ soạn thảo tài liệu này
Tài liệu này là kết quả của Dự án Hợp tác về y tế, được lập năm 1995, tự nguyện và nhiều bên nhằm cung cấp một mô hình “thực hành tốt” giúp giảm chi phí, nâng cao hiệu quả và nâng cao chất lượng dịch vụ trong quá trình quản trị và hậu cần của các tổ chức cung cấp dịch vụ y tế.
Có 53 tổ chức tham gia vào dự án này (kể cả 12 tổ chức EAN), bao gồm các bệnh viện, các hội quốc gia và quốc tế, các nhà cung cấp sản phẩm y tế và sản phẩm trợ giúp y tế. EAN quốc tế đóng vai trò điều phối trong dự án này.
EAN quốc tế là một hội quốc tế phi lợi nhuận tận tụy để thiết lập, phát triển các tiêu chuẩn toàn cầu tạo thuận lợi cho phân định và liên lạc giữa các tổ chức. Các tiêu chuẩn này tạo điều kiện để quản lý có hiệu quả và gia tăng giá trị của dây chuyền cung cấp và dịch vụ cho các đối tác liên quan, bao gồm cả khách hàng cuối cùng.
Đầu vào và hỗ trợ cho tài liệu này đến từ rất nhiều nơi trên thế giới như dưới đây. EAN quốc tế cảm ơn tất cả các tổ chức đã tham gia vào việc này.
AIM Châu Âu (AIM Europe)
AIM Europe là một hội quốc tế đại điện cho các nhà sản xuất và cung cấp dịch vụ và sản phẩm thu nhập dữ liệu tự động, có hội viên ở hầu khắp các khu vực. AIM Europe lại là hội viên của Hội AIM quốc tế. Thông tin chi tiết hơn xin liên hệ AIM Europe, The Old Vicarage, Haley Hill, Halifax, HX3 6DR, UK. Tel 44.1422.368.368, Fax 44.1422.355.604, email: enquiries@aim-europe.org
Comite’ Permanent des Medecine Europeens- CP
Ủy ban thường trực các bác sỹ Châu Âu (CP) đại diện cho 1.385.000 bác sỹ trong 15 quốc gia thành viên Liên minh Châu Âu và một nước EFTA là một bộ phận của Khu vực kinh tế Châu Âu. Một trong những mục tiêu của CP là nghiên cứu và thúc đẩy đào tạo y tế và thực hành y tế ở cấp cao nhất, trong Liên minh Châu Âu. Thông tin chi tiết hơn xin liên hệ CP, 66 avenue de Cortenbergh Bte 2, B-1000 Brussels, Belgium. Tel: 322.372.7202, Fax: 322.372.7344, email: cpme@infoboad.be
Hội Châu Âu các nhà quản lý bệnh viện (European Association of Hospital Managers- EAHM)
EAHM thành lập năm 1970, là một Hội phi chính trị, phi chính phủ, phi lợi nhuận đại diện cho 24 hội các giám đốc bệnh viện ở 21 quốc gia Châu Âu. EAHM theo đuổi các quyền lợi của các thành viên của mình thông qua trao đổi các kỹ năng và kinh nghiệm, và khai thác các kết quả điều tra và nghiên cứu về bệnh viện. EAHM đại diện cho quyền lợi của các thành viên của mình trong các Ủy ban quốc tế và là thành viên của Liên đoàn bệnh viện quốc tế. Để có thêm thông tin xin liên hệ EAHM,c/o Verband der Krankenhausdirektoren Deutshlands Geschafsstele, St Marien – Hospital, Kaiserstrasse 50, D-45468 Mulhem an der Ruhl, Germany. Tel: 49.2083.05.2756, Fax : 49.2083 05.2744.
Hội các tổ chức chăm sóc y tế và trợ giúp tại nhà (European Association of Organisations for HomeCare and Help at Home - EACHH).
EACHH là một tổ chức phi chính phủ, phi lợi nhuận có mục tiêu ủng hộ, thúc đẩy và phát triển giúp đỡ và chăm sóc tại nhà trong các quốc gia Châu Âu và các quốc gia khác. EACHH cũng phát triển và thúc đẩy chất lượng dịch vụ tại nhà. Để có thêm thông tin xin liên hệ EACHH,St Annastraat 16, 5091-cp Middelbeers, the Netherlands. Tel : 31.13.514 3239, Fax : 31.13.514 3271.
EDI dược phẩm Châu Âu (European Medical EDI - EMEDI)
EMEDI là một sáng kiến để thúc đẩy và nâng cao kiến thức về EDI trong y tế. Để có thêm thông tin về EMEDI xin liên hệ ban thư ký tại Assistance Publique – Hopital de Paris D.E.S.I., 3 avenue Victoria, 75100 Paris RP, France. Tel : 33.1.4027 5194, Fax : 33.1.4027 3090, email : emedi@sap.ap.hop-paris.fr
Liên đoàn các Hội thiết bị y tế Châu Âu (European Confederation of Medical Devises Associations - EUCOMED)
EUCOMED là một tổ chức chung của các Hội liên Châu Âu, đại điện quyền lợi của 2500 nhà sản xuất và phân phối xuyên suốt các nhà sản xuất các thiết bị y tế đa quốc gia và EEA có đại diện chính ở Châu Âu. Mục tiêu chính của EUCOMED là tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho công nghiệp thiết bị y tế, thiết lập và duy trì các tiêu chuẩn thiết bị y tế thích hợp để mang lại lợi ích cho bệnh nhân và người dùng, làm việc hướng tới việc thiết lập đại diện thương mại công nghiệp y tế không thuốc thống nhất tại Châu Âu và thúc đẩy công nhận công nghiệp và tín nhiệm với các chính phủ và các cơ quan chức trách khác. Để có thêm thông tin xin liên hệ EUCOMED,rue du College St Michel 17, B-1150 Brussels, Belgium. Tel: 32.2.722 2212, Fax: 32.2.771 3909.
Cung cấp bệnh viện và phòng khám đa khoa Châu Âu (European Hospitals and Clinics Supply - EUROHCS)
EUROHCS là một sáng kiến của Ủy ban Châu Âu trong khuôn khổ chương trình TEDIS cho thương mại điện tử giữa các tổ chức y tế và các nhà cung cấp sản phẩm và dịch vụ của họ. Mục tiêu của sáng kiến này là thúc đẩy các quá trình cung cấp và hậu cần trong các tổ chức có liên quan thông qua EDI. Để có thêm thông tin xin liên hệ Ban thư ký EUROHCS, Assistance Publique-Hoopitaux de Paris, 3 avenue Victoria, 75004 Paris, France. Tel: 33.1.4027 5194, Fax: 33.1.4027 3090.
Ủy ban thường trực về các bệnh viện của Liên minh Châu Âu (Hospitals for Europe - HOPE)
Ủy ban thường trực về các bệnh viện của Liên minh Châu Âu (HOPE) là một hội phi chính phủ, thành lập năm 1966 và từ năm 1995 là một tổ chức lợi nhuận xã hội quốc tế (international social profit organisation). Nó bao gồm các hội bệnh viên quốc gia hoặc đại diện của các hệ thống y tế quốc gia của các quốc gia thành viên Liên minh Châu Âu, cùng với Thụy sỹ là quan sát viên. Để có thêm thông tin xin liên hệ HOPE, Kapucijnenvoer 35, B-3000 Leuven, Belgium, Tel: 32.16.33 6902, Fax : 32.16. 33 6906.
Sanphar
Sanphar tận tụy cho việc cung cấp thuốc an toàn và nền nếp ở Thụy sỹ, và là một đối tác tích cực trong việc hiện đại hóa thị trường thuốc Thụy sỹ. Thành viên của Sanpha là các nhà sản xuất và nhập khẩu thuốc, dược sỹ, những nhà phân phối và bán lẻ thuốc. Gần đây, thành viên được mở rộng gồm cả các bác sỹ và các bệnh viện. Để có thêm thông tin xin liên hệ Sanphar, 1 Place du Port, Case postal 3599, 1211 Geneve, Switzerland. Tel: 41.22.317 7060, Fax: 41.22.310 7036, email: info@sanphar.ch
Hội các nhà cung cấp thiết bị y tế ở Thụy điển (The Association of Suppliers of Medical Devices in Sweden - SLF)
SLF thành lập năm 1972, là một hội 120 thành viên thông tin chất lượng cao, có trình độ và liên hệ với chính quyền. Thành viên của SLF là các nhà chế tạo và phân phối thiết bị y tế đại diện cho 80% thị trường trong ngành này. SLF rất tích cực trong thương mại điện tử từ năm 1989. Để có thêm thông tin xin liên hệ SLF, c/o Branschkanskiet, Svevagen 17, 11 tr, S-111184 Stockholm, Tel: 46.8.240 700, Fax : 46.8.218 496.
Liên đoàn Châu Âu các bệnh viện độc lập (Union Europeenne de l’Hospitilalisation Privee - UEHP)
Liên đoàn Châu Âu các bệnh viện độc lập là một hội của các tổ chức quốc gia các bệnh viện tư nhân ở Châu Âu. Nó được thành lập năm 1991 như là sự mở rộng của Ủy ban các bệnh viện tư nhân Châu Âu để liên kết các bệnh viện tư nhân của Liên minh Châu Âu. Để có thêm thông tin xin liên hệUEHP, 5 avenue A.Solvay, B-1170 Brussels, Belgium.Tel : 32.2.660 3550, Fax: 32.2.672 9060.
Hội đồng mã thống nhất (The Uniform Code Council -UCC)
UCC là tổ chức anh em của EAN và người sáng lập hệ thống UCC. UCC quản lý hệ thống EAN/UCC ở Mỹ và Canada. Để có thêm thông tin xin liên hệ Hội đồng mã thống nhất Uniform Code Council, Inc., 8163 Old Yankee Street, Suit J, Dayton, Ohio 45458, USA. Tel: 1.937.435.3870, Fax: 1.937.435 4749, web: http://www.uc-council.org .
Các tổ chức mã số EAN
Centrale Fur Coorgannisation (CCG) là tổ chức EAN của Đức, EAN Bỉ-Lucxembua, EAN Braxin, EAN Đan mạch, EAN Hà lan, EAN Niu Zea-land, EAN Thụy sỹ, EAN Thụy điển, GENCOD-EAN Pháp, Hội mã số vật phẩm (ANA)- EAN Anh quốc, Hội đồng mã vật phẩm Singapore (SANC)
III. Kết nối với các tài liệu khác
Tài liệu này và các tài liệu bổ sung khác cung cấp các công cụ cần thiết để các tổ chức y tế bắt đầu hành trình cải tiến của mình. Sơ đồ dưới đây kê ra những tài liệu và mối liên hệ của nó với tài liệu này. (Trừ những chỗ đã chỉ rõ, tất cả các tài liệu còn lại đều có thể nhận được từ EAN quốc tế - nay là GS1).
|
________________________________
2. Đây là xuất bản phẩm của Ủy ban đã được công nhận về các bệnh viện của Cộng đồng Châu Âu
3. Như trên
4. Tài liệu này do Ban tư vấn CSC sản xuất theo sự chỉ đại của EHCR ở Mỹ.
Về các ứng dụng mã vạch và trao đổi dữ liệu điện tử, tài liệu này gắn kết với các tài liệu y tế sau: Nâng cao năng lực kinh doanh- Hướng dẫn quốc tế để phân định và mã vạch hóa các sản phẩm y tế cho các nhà sản xuất và phân phối, Áp dụng EANCOM trong thương mại các sản phẩm y tế (tập trung váo việc giúp đỡ các tổ chức giới thiệu thông điệp EANCOM trong hoạt động của mình), Áp dụng EAN trong ngành y tế (quyển sách nhỏ giới thiệu mô tả các ứng dụng EAN trong dây chuyến giá trị cung cấp và hậu cần y tế). Để áp dụng hệ thống EAN cần phải tham khảo Quy định kỹ thuật chung EAN và Sổ tay EANCOM 1997.
Các ấn phẩm khác liên quan tới ngành này cũng cần thiết vì chúng cung cấp các hiểu biết về hệ thông y tế và môi trường kinh tế xã hội hiện nay. Thông tin về các ấn phẩm này cũng như các ấn phẩm trên bao gồm cả những mô tả tóm tắt những nội dung chính của chúng có thể tìm thấy trong phần IX.C.
IV. Sử dụng tài lệu này như thế nào
Bệnh viện là một tổ chức phức tạp, với vô số các mối liên hệ bên trong và bên ngoài, tất cả nhằm vào việc điều trị bệnh nhân. “Thực hành tốt” ở tất cả các khâu quản trị, hậu cần và cung cấp một cách chuyên sâu là một mục tiêu quá tham vọng. Hình IV.I mô tả phạm vi của dự án trong tài liệu này.
Dịch vụ y tế |
à |
Bệnh nhân |
ß
ß |
Các dịch vụ khác |
||
Phân định mẫu phòng thí nghiệm, Truy nguyên và theo dõi |
Phân định bệnh nhân Hồ sơ xuất nhập |
Quản trị |
||||
Quản lý chất thải |
||||||
Theo dõi và truy nguyên thiết bị y tế |
Vận chuyển |
|||||
Tiệt trùng |
Giặt là |
|||||
Dịch vụ cấp cứu |
Chăm sóc tại nhà |
|||||
|
|
|||||
Dịch vụ tài chính |
||||||
|
|
|
||||
|
Cung cấp thuốc & các loại khác |
|
||||
Thiết bị y tế |
Sản phẩm máu |
|
||||
Thiết bị phụ trợ và các thiết bị khác |
Gas |
|||||
Dược phẩm |
Chất phóng xạ |
|||||
Hình IV.I Làm gì để điều trị bệnh nhân – các khu vực bao gồm trong dự án này (những chỗ được nghiên cứu dánh dấu màu xanh)
Như đã chỉ ra trước đây, tài liệu này tập trung vào quá trình quản lý và hậu cần, nhấn mạnh vào vấn đề phân định, mã hóa và liên lạc trong một tổ chức cung cấp dich vụ y tế. Chúng bao gồm đặt, nhận và phân phối thiết bị y tế, thiết bị phụ trợ và các thiết bị dụng cụ khác. Các quá trình khác, không liên quan đến quản lý dòng vật liệu, cũng được xem xét là theo dõi và truy nguyên bệnh nhân, quản lý chất thải bệnh viện, theo dõi và truy nguyên thiết bị tiêm cấy, mẫu xét nghiệm v.v… Ngoài quá trình xem xét/khám, còn có chương “Làm thế nào” cung cấp trợ giúp cho các tổ chức y tế sắp xếp và bắt đầu quá trình cải tiến trong áp dụng EDI .
Cấu trúc tài liệu này từ trên xuống dưới được giải thích trong hình IV.2. Sau phần giới thiệu vật liệu (1), một ví dụ về thực hành tốt về phía quản lý được cung cấp dưới khía cạnh vai trò của quản lý trong nâng cao hiệu quả (2) và một ví dụ về cơ sở hạ tầng liên lạc có hiệu quả (3). Tiếp theo là một ví dụ “thực hành tốt” trong các tổ chức y tế, bắt đầu bằng bệnh nhân (4), cung cấp y tế và các loại khác (5), dịch vụ y tế (6) và các dịch vụ khác (7). Sau khi mô tả tóm tắt 2 dự án tương tự EHCR và EUROHCS (8) cung cấp tư liệu và giải thích các dự án đó(9). Các chương, phẩn của tài liệu được đánh số La mã.
Tư liệu giới thiệu Phần I - VI |
|
|||
|
||||
Vai trò của quản trị Phần VII.A |
Bệnh nhân Phần VII.C1 |
Cung cấp y tế và các cái khác Phần VII.C2-4 |
|
|
|
|
|||
Cơ sỏ hạ tầng y tế có hiệu quả Phần VII.B |
Dịch vụ y tế Phần VII.C5-6 |
|||
|
|
|||
|
Các dịch vụ khác Phần VII.C7-8 |
|||
|
|
|||
|
Các dự án khác tương tự Phần VII.D-E |
|||
|
||||
Tư liệu hỗ trợ Phần VIII-IX |
||||
Hình IV-2 Tài liệu này được trình bày như thế nào.
Chú ý: Tài liệu này không nhằm thay thế cho công việc của các tổ chức đánh giá bệnh viện. Các ví dụ đưa ra từ các tổ chức cung cấp dịch vụ y tế có “trọng tâm quản lý và hậu cần” và không phản ảnh năng lực y tế của các tổ chức này, việc này nằm ngoài nội dung của tài liệu này.
V. Giới thiệu và mục đích
Ngành y tế đang trong quá trình đổi mới có tính cách mạng. Giống như rất nhiều ngành công nghiệp khác, đó là quá trình kiểm tra lại các nguyên tắc chỉ đạo hoạt động, giảm thiểu những quá trình thừa, không hiệu quả. Hợp lý hóa quá trình quản lý và sử dụng công cụ công nghệ thông tin để nâng cao hiệu quả là vấn đề sống còn của rất nhiều tổ chức trong ngành này. Vì vậy không ngạc nhiên khi thấy các nhà quản lý y tế sẵn sàng tháo dỡ các hệ thống cũ vì lợi ích của các bên liên quan đặc biệt là của bệnh nhân. Mất hồ sơ, truyền máu sai, nhiều xét nghiệm lặp lại do mất thông tin, phân định sai và quản lý thuốc sai thường xảy ra, trở thành các câu chuyện giai thoại. Chính phủ cắt giảm thái quá các khoản tài chính cũng đã trở thành lỗi thời, giống như tiêu chuẩn chất lượng của các tổ chức y tế, đẩy mạnh các biện pháp kiểm tra các hoạt động và tham gia vào sơ đồ đánh giá bệnh viện. Ngày nay, các tổ chức cung cấp dịch vụ y tế đổi mới đã hiểu rõ những ý niệm chung và thực hành quản lý chất lượng tổng hợp, lập mức chuẩn và tái cấu trúc.
Công trình này là kết quả nỗ lực hợp tác của các bệnh viện có liên quan, các nhà cung cấp sản phẩm y tế và các hội quốc tế, đã tham gia vào “Dự án hợp tác y tế” (Healthcare Collaboration Project- HCP) để xác định và lập thành tài liệu thực hành tốt nhất.
Phương pháp của HCP gồm:
Việc lựa chọn thực hành tốt/ tốt nhất dựa trên các cuộc phỏng vấn và kiểm tra các hoạt động trong nhiều bệnh viện khác nhau. Mặc dù chưa thực hiện một chuẩn cứ chính thức, nhưng cũng đã có một chuẩn cứ được dùng để lựa chọn thực hành bệnh viện được thiết lập trong phạm vi nội bộ dự án hợp tác y tế này. Một hội thảo chính thức để lựa chọn thực hành tốt nhất đã được tổ chức để chọn ra những ví dụ cho ấn phẩm này.
Tài liệu này có thể sử dụng cho một số đông độc giả, bao gồm:
Những người tham gia dự án này mong mỏi rằng các tổ chức y tế tham gia càng nhiều càng tốt vào hành trình này và cung cấp cho HCP những kinh nghiệm của họ càng nhiều càng tốt. Để thuận lợi cho mục đích này, tài liệu đã chỉ ra các cộng tác viên của tất cả các bên tham gia dự án.
VI. Mã vạch và trao đổi dữ liệu điện tử (EDI) là gì ?
Mã vạch
Công nghệ mã vạch được phát minh để giúp đỡ các tổ chức nhập dữ liệu trên vật phẩm và dịch vụ một cách tự động bằng máy quét. Nhập tự động dữ liệu (số phân định, số lô, ngày sản xuất…) thì nhanh và ít sai sót hơn so với nhập bằng tay. Thống kê cho thấy rằng nhập bằng tay qua bàn phím mắc sai lỗi 1 trên 300 ký tự, so với 1 trên 1 triệu ký tự nếu quét mã vạch.
Thêm vào đó, chế tạo mã vạch rất dễ và rẻ, đã làm cho nó được sử dụng rộng rãi trong rất nhiều ngành kể từ khi nó được giới thiệu rộng rãi vào những năm 1970.
Mã vạch là những vạch và khoảng trống có chiều rộng khác nhau được đặt song song với nhau để thể hiện một ký tự (một chữ cái hoặc một chữ số). Ngôn ngữ mã vạch (còn gọi là phương pháp luận mã vạch) là các cấu trúc để tạo thành các vạch được gọi là quy định kỹ thuật.
Có rất nhiều loại hay ngôn ngữ mã vạch. Mỗi loại có một quy tắc riêng để mã hóa, in và giải mã các ký tự, kiểm tra sai lỗi và các đặc tính khác.
Hầu hết các mã vạch được sử dụng trong thương mại hiện nay là mã một chiều (tuyến tính), tức là chúng mã hóa các thông tin theo một chiều. Gần đây người ta đã giới thiệu mã hai chiều, nó có thể mã hóa nhiều dữ liệu hơn so với mã một chiều truyền thống và được thiết kế để sử dụng tại những nơi diện tích hẹp hoặc cần mã hóa nhiều dữ liệu.
Có thể dùng mã vạch để thể hiện bất kỳ thông tin gì. Bản thân nó không mang lại lợi ích đáng kể cho các tổ chức. Mã vạch chỉ mang lại lợi ích thực sự khi thông tin từ bên trong hay bên ngoài tổ chức được cấu trúc theo cách chung nhất đối với tất cả các đối tác. Nói cách khác, cấu trúc thông tin được tiêu chuẩn hóa cho phép liên lạc trôi chảy bên trong và bên ngoài tổ chức. Liên lạc không rào cản là một cách đạt được hiệu quả. Rõ ràng rằng, thông tin phải hoạt động theo và cơ cấu tổ chức phải ở tại chỗ sự kiện sảy ra.
Các tổ chức phải tiếp tục tiêu chuẩn hóa thông tin và sau đó sử dụng công cụ công nghệ (mã vạch và EDI) để tự động hóa quá trình trao đổi thông tin.
Quá trình thiết lập cấu trúc thông tin chung là một nhiệm vụ phức tạp và lâu dài. May sao, 20 năm qua, hệ thống EAN/UCC đã được thiết lập cho mục đích này và có thể được phát triển một cách có hiệu quả trong các ngành khác nhau để đạt tới mục tiêu trên.
Hệ thống EAN/UCC bao gồm những gì ?
|
||||||||
|
Hệ thống EAN/UCC Có thể được coi là các chân của một công cụ 3 chân hỗ trợ quá trình quản lý và hậu cần hiệu quả |
|
||||||
|
* |
|
* |
|
* |
|
||
|
Một cấu trúc phân định cho các đơn vị hậu cần và sản phẩm, địa điểm và dịch vụ được mua bán |
|
Mã vạch hoặc vật mang dữ liệu |
|
Thông điệp kinh doanh đã được tiêu chuẩn hóa có thể được gửi từ máy tính đến máy tính (EDI) |
|
||
MÃ VẠCH VÀ EDI CHO CÁC NHÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ Y TẾ,ma vach va edi cho cac nha cung cap dich vu y te
11
1
12
23 bài đánh giá
ĐẶT HÀNG ONLINE(028)373066686 0941581166 - 0888477966hcm@tanphat.com.vn
|