Mã vạch được ứng dụng rộng dãi trong vòng từ 20 năm trở lại đây trong nghành công nghiệp bán lẻ cũng như siêu thị lớn, các chuối cửa hàng. Ở đâu có mã vạch là ở đó có nhu cầu in mã vạch
Yêu cầu quan trọng nhất của máy in mã vạch công nghiệp là độ bền cao. Do nhu cầu hoạt động liên tục trong thời gian dài và môi trường khắc nghiệt, đòi hỏi máy in mã vạch, tem nhãn phải có độ bền bỉ cao. Chính vì vậy, đối với sản xuất hàng hóa và công nghiệp, bạn cần lựa chọn máy in tem nhãn mã vạch có thương hiệu hàng đầu thế giới để có thể đảm bảo chất lượng và tiết kiệm chi phí phát sinh khi sử dụng. Các thương hiệu máy in mã vạch, tem nhãn khuyên dùng là Zebra, Datamax, Toshiba, Sato… Bạn nên lựa chọn nhà cung cấp uy tín để mua được sản phẩm chính hãng.
Máy in mã vạch công nghiệp cho phép bạn có thể in tem nhãn, mã vạch với nhiều kích cỡ khác nhau. Có nhiều lựa chọn độ phân giải đầu in 230dpi/300dpi/600dpi để cho chất lượng in rõ nét, lâu bền. Ngoài ra, với máy in mã vạch công nghiệp bạn có thể in trên nhiều chất liệu giấy in khác nhau theo nhu cầu sử dụng sản phẩm hàng hóa. Với các chất liệu đặc biệt đòi hỏi độ phân giải đầu in phải cao.
So với máy in mã vạch thông thường, máy in mã vạch công nghiệp thường có tốc độ in cao hơn, công suất cao, hoạt động lâu bền trong nhiều giờ làm việc. Kích thước máy in mã vạch công nghiệp thường lớn hơn nhiều so với máy in mã vạch thông thường
Máy in mã vạch theo hai phương pháp: Sử dụng nhiệt trực tiếp tác động lên giấy cảm nhiệt để tạo ra vệt in, hoặc dùng nhiệt làm nóng chảy sáp (wax) hoặc nhựa (resin) trên ru băng (ribbon) để tạo ra vệt in.
Trước khi mua một máy in mã vạch, bạn nên hỏi người bán cung cấp cho bạn bản brochure có đặc tính kỹ thuật của máy in mã vạch đó. Chủ yếu là các thông số sau đây:
1. Độ phân giải đầu in (Printhead Resolution) : Tối thiểu bạn phải có một máy in mã vạch có độ phân giải từ 203 - 300 dpi để in nhãn rõ đẹp, có chất lượng về hình ảnh.
2. Chiều rộng in tối đa (Maximium Print Width = MPW): Tùy theo bạn dự định dùng loại giấy in có bề rộng tối đa bao nhiêu. Các máy in trung bình thường có MPW = 104mm đi với khổ giấy 110mm. Một số công ty trong khu công nghiệp cần nhãn in với khổ giấy 140mm. Do đó bạn phải để ý đến điều này.
3. Bộ nhớ dữ liệu (SDRAM): Trong máy in có 2 loại bộ nhớ là Flash Memory (bộ nhớ hệ thống) và SDRAM (bộ nhớ dữ liệu). Khi bạn cần in nhãn với số lượng nhiều hoặc khi bạn cần in nhãn với nhiều đồ hoạ thì máy in cần phải có SDRAM đủ lớn để có thể chứa được tất cả dữ liệu đó. Một máy in mã vạch nên có tối thiểu từ 2MB - 4MB SDRAM.
4. Vật liệu in (Media Type): Ngoài giấy là vật liệu in chính, các máy in nhãn còn có thể in được lên 1 số vật liệu in khác như giấy nhựa tổng hợp (loại giấy dai), giấy bạc, giấy nhôm, các loại film, da mỏng, v.v...Bạn cần tham khảo ý kiến của người bán để được giới thiệu loại máy in mã vạch thích hợp.
5. Tốc độ in(Print Speed): Bạn nên có một máy in mã vạch có tốc độ cao để có thể in được số lượng nhiều trong khoảng thời gian ngắn nhất. Tối thiểu bạn cần phải có một máy in mã vạch có tốc độ từ 2 - 8 ips
Một số loại máy in mã vạch được dùng trong sản xuất hàng hóa nhiều nhất :
Máy in mã vạch ZEBRA ZT410Giá :23.990.000 vnđ |
Đây là loại máy in với tốc độ cao chuyên dùng cho các nhà máy sản xuất, kho xưởng, các siêu thị lớn…
|
Máy in mã vạch Datamax-O'Neil I-4212 Giá :23.990.000 vnđ |
Trang bị bộ vi xử lý đa nhiệm 32bit mạnh mẽ và bộ nhớ đứng đầu trong công nghiệp 16MB |
Máy in mã vạch ZEBRA 105SL (300dpi)Giá: 41.490.000 vnđ |
Máy in mã vạch, in tem nhãn ZEBRA 105SL (300dpi) |
-------------------------------------------------------------
|