Mã số - mã vạch được đưa vào Việt Nam từ khoảng thập kỷ chín mươi của thế kỷ trước. Việc áp dụng mã số - mã vạch tạo thuận lợi cho việc bán sách trong siêu thị: thu ngân chỉ việc bấm máy đọc mã, “tít” một cái là xong, không phải gõ tên sách hoặc dòng mã số.
Trong cấu trúc của mã này, 3 con số đấu tiên 893 là mã quốc gia của Việt Nam, tiếp theo là mã doanh nghiệp, mã sản phẩm và số kiểm tra.
Mã này cũng được trình bày tương tự như mã số - mã vạch, nhưng phía trên phải có hàng chữ và số ISBN, rồi đến tiếp đầu tố 978, mã quốc gia 604, mã nhà xuất bản, mã sản phẩm (cuốn sách), số kiểm tra, giữa chúng có gạch nối, như trên hình vẽ. Trong bài này, tôi gọi là mã ISBN.
Tuy nhiên, nhân dạo qua Triển lãm sách quốc tế tại Giảng Võ, dạo một vòng qua các gian trưng bày sách của một số nhà xuất bản, tôi giật mình vì thấy khá nhiều nhà xuất bản, kể cả những nhà xuất bản có tên tuổi, có tiếng tăm vẫn đặt những mã số, mã vạch và mã số sách quốc tế ISBN không đúng quy cách.
Đơn cử một số thí dụ:
1. Nhà xuất bản Văn học:
Cuốn Paustovsky: Bông hồng vàng và bình minh mưa. Cuốn này nhà xuất bản đã áp dụng mã số sách quốc tế ISBN, nhưng trong phần mã, dòng ISBN phía trên thiếu 3 chữ số 978, và thiếu những vạch nối giữa những phần tử trong mã.
Cuốn Không lối thoát: mã ISBN thiếu dòng mã bằng số phía trên phần mã vạch.
2. Nhà xuất bản Thanh Niên:
Thông thường, kích thước của mã chuẩn do các phần mềm tạo mã lập theo quy định chuẩn quốc tế, có chiều rộng 31,35mm, cao 22,85mm. Nếu không có gì hạn chế, thí dụ như trong hầu hết các sách thông thường, nên giữ nguyên kích thước chuẩn để máy đọc dễ đọc. Trường hợp vị trí đặt mã hẹp chiều cao, có thể cắt ngắn, song nếu ngắn quá máy khó đọc. Trường hợp vị trí đặt mã hẹp chiều ngang, có thể thu nhỏ, nhưng tỉ lệ không quá 80%. Thu nhỏ quá, máy đọc dễ bị lỗi khi đọc. Trong nhiều sách của nhà xuất bản Thanh niên, mã in trên nhiều cuốn sách đã bị thu nhỏ, thí dụ cuốn 1001 câu hỏi và giải đáp khoa học phổ thông mã in trên sách đã bị thu nhỏ quá mức quy định.
3. Nhà xuất bản Hội nhà văn:
4. Nhà xuất bản Thông tin & Truyền thông
5. Nhà xuất bản Kinh tế quốc dân
CuốnMarketing căn bản sử dụng mã ISBN, nhưng phía trên phần vạch thiếu dòng chữ số ISBN 978-604-… cũng là sai quy cách của ISBN.
6. Nhà xuất bản Đại học Bách khoa HN
Cuốn Các quá trình cơ bản tổng hợp hóa dược hữu cơ cũng sử dụng cả 2 mã, nhưng trong dòng chữ và số của ISBN thiếu các gạch nối giữa các phần tử của mã.
Cuốn Kỹ thuật nấu luyện hợp kim đúc cũngsử dụng cả 2 mãISBN và mã vạch 893… như nhà xuất bản Hội nhà văn.
7. Nhà xuất bản Tri thức
Cuốn Giáo dục không trừng phạt trongcùng một khối mã, phía trên là mã Việt Nam 978-604-908-142-2, nhưng phía dưới lại là 1910000025752, mã của Mỹ, Anh …và các nước nói tiếng Anh? Có lẽ vì đây là sách dịch, nên NXB lấy mã này của bản gốc. Như vậy là sai quy cách. Xuất bản tại Việt Nam phải lấy theo mã Việt Nam. Mã của sách gốc có thể được chú dẫn trong trang bản quyền.
Cuốn Súng, vi trùng và thép cũng mắc lỗi tương tự.
8. Nhà xuất bản Dân trí
10. Nhà xuất bản Thông tấn
Cuốn Chuyện lạ giáo dục mã thu bé quá, như trường hợp Nhà xuất bản Thanh niên.
11. Nhà xuất bản Lao động xã hội
Cuốn Cấu tạo và sửa chữa động cơ ô tô, xe máy làm mã vạch màu trắng trên nền màu hồng nhạt. Sử dụng màu của mã không đúng quy cách, máy đọc không thể đọc được mã.
12. Nhà xuất bản tổng hợp TP Hồ Chí Minh trong cuốn Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam cũng mắc lỗi tương tự như Nhà xuất bản Tri thức khi đưa vào mã 1104050008050.
13. Nhà xuất bản Trẻ cũng làm cả 2 mã ở cuốn Cho tôi xin 1 vé đi tuổi thơ
-------------------------------------------------------------
|