Ngày nay, việc ứng dụng mã vạch trong quản lý sản phẩm, dịch vụ đã trở nên rất phổ biến bởi sự tiện ích và thông minh mà nó mang lại. Chỉ bằng những dãy ẩn số được quy định sẵn trước đó trong mã vạch, khi tích hợp vào hàng hóa, sẽ mang đến khả năng kiểm soát và quản lý dễ dàng, giúp người bán hàng nắm rõ hàng hóa xuất, nhập, hàng tồn kho, tuổi thọ hàng để đưa ra các chiến lược buôn bán sao cho phù hợp. Do đó, không ai có thể phủ nhận ưu điểm trên cả tuyệt vời của mã vạch trong kinh doanh, sản xuất.
Để chế tạo mã vạch, bạn cần đầu tư trước hết là một chiếc máy in. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại máy in với những chủng loại, giá thành và thương hiệu khác nhau với cấu tạo và tính năng khác nhau. Điều này dễ làm người dùng lầm tưởng rằng loại nào cũng như loại nào. Về cơ bản, sự lầm tưởng ấy không sai bởi chức năng và nhiệm vụ chính của máy in là dùng để in ấn. Bên cạnh đó, để tiết kiệm chi phí, nhiều doanh nghiệp đã chọn cách dùng máy in giấy thông thường để in mã vạch. Giải pháp này có ổn không? Và có mang lại hiệu quả cũng như tiết kiệm ngân sách như nhiều doanh nghiệp áp dụng không? Bài viết dưới đây sẽ đề cập đến vấn đề này, nhằm giúp người dùng có cái nhìn rõ hơn về máy in mã vạch chuyên dụng và máy in thường (hay còn gọi là máy in laser).
Máy in mã vạch là một loại máy in chuyên dụng, thường được kết nối với máy tính, như một thiết bị ngoại vi để in mã vạch. Các máy in này thường được hỗ trợ bằng phần mềm để người dùng lựa chọn kiểu dáng nhãn mã vạch, nội dung kèm theo, độ phân giải, loại và kích thước mã vạch cần in.
Máy in mã vạch theo hai phương pháp: Sử dụng nhiệt trực tiếp tác động lên giấy cảm nhiệt để tạo ra vệt in, hoặc dùng nhiệt làm nóng chảy sáp (wax) hoặc nhựa (resin) trên ru băng (ribbon) để tạo ra vệt in.
Việc lựa chọn máy in tem nhãn mã vạch thường phụ thuộc các yêu cầu về công suất in ấn, điều kiện làm việc của máy in, chất lượng mã vạch để phù hợp với mục đích sử dụng.
1. Chức năng:
- In thông tin trên bề mặt tem nhãn
- Cắt nhãn tự động (auto-cutter): chức năng này là tùy chọn thêm của việc in tem, máy in có bộ dao cắt sắc bén gắn phía đầu ra của con tem và đếm số lượng tem in ra để cắt theo yêu cầu người dùng. Chức năng này thuận tiện để cắt rời các tem liên tục (continuous media) thường được ứng dụng trong may mặc, kho xưởng… với chức năng này, doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được khối lượng nhân công để cắt rời từng con tem.
- Xé nhãn tự động (tear-off): là chức năng tự xé nhãn của máy in. Đối với chức năng này, khi in được một con tem, máy in sẽ ở chế độ chờ người dùng xé tem thì mới thực hiện công việc in con tem tiếp theo. Chức năng này giúp người dùng hạn chế sai sót hoặc nhầm tem nhãn với sản phẩm cần dán. Mặt khác, đối với chức năng này bắt buộc phải có một người dùng đứng giám sát máy in và thực hiện việc xé nhãn.
- Bóc nhãn tự động (Peel-off): là chức năng tự lột nhãn của máy in. Đối với chức năng này, khi con tem in xong sẽ được bóc ra khỏi đế và dán trực tiếp vào sản phẩm. Chức năng này thuận tiện trong công việc in hàng loạt và ứng dụng trên băng chuyền. Khi dùng chức năng này, năng suất hoạt động được đẩy lên tối đa và có thể không cần người dùng giám sát. Nhưng điểm yếu của chức năng này là khi xảy ra một sự cố sẽ dẫn đến sai sót hàng loạt và khó kiểm soát độ sai sót của nó.
2. Thông số kỹ thuật:
- Độ phân giải (resolution): Là thông số biểu diễn mật độ điểm đốt nóng trên một đơn vị độ dài. Thông thường sẽ có đơn vị tính là dpi (dot per inch) có nghĩa là số điểm đốt nóng trên một inch. Chỉ số dpi càng cao, mật độ điểm trên đơn vị càng dày thì tem in càng sắc nét.
- Công nghệ in (printing technology): là cách thức in thông tin lên tem nhãn. Công nghệ in có 2 loại là in nhiệt trực tiếp và in truyền nhiệt gián tiếp.
- In nhiệt trực tiếp: bằng cách dùng đầu in đốt nóng trực tiếp chất mụi than lên loại tem cảm nhiệt (thermal paper) để xuất ra thông tin. Cách in trực tiếp này sẽ tiết kiệm được mực in nhưng sẽ giảm tuổi thọ đầu in vì đầu in sẽ phải dùng nhiều nhiệt lượng và ma sát trực tiếp tới con tem. Thêm vào đó, giấy cảm nhiệt rất dễ trầy xước vì chỉ cần va chạm nhẹ với các vật sắc, com tem sẽ bị hư hỏng vì xuất hiện những đường rạch màu đen.
- In truyền nhiệt gián tiếp: bằng cách dùng đầu in đốt nóng các loại mực được cấu tạo bằng sáp (wax), sáp và nhựa (wax/resin) hoặc nhựa (resin) để tan chảy và bám lên bề mặt của tem nhãn. Cách in này sẽ điều hòa được nhiệt độ đầu in và tránh ma sát trực tiếp với tem nhãn giúp nâng cao tuổi thọ đầu in, đồng thời chất lượng tem in ra được nâng cao, và ít bị hư hỏng trong quá trình sử dụng hơn là dùng giấy cảm nhiệt.
2.1. Tốc độ in:
- Tốc độ in có đơn vị tính là ips (inches per second), là thông số thể hiện chiều dài được in ra trên mỗi giây.
- Vì máy in mã vạch được thiết kế để in cho các ngành công nghiệp và dịch vụ, nên tốc độ in cũng có nhiều tốc độ khác nhau để khách hàng lựa chọn và quyết định ứng dụng và trong từng ngành công nghiệp.
2.1. Bộ nhớ: Bộ nhớ của máy in gồm 2 phần là RAM và FLASH. Bộ nhớ RAM của máy in có chức năng nhận lệnh in từ máy tính còn bộ nhớ FLASH có chức năng lưu các thông tin như quy cách con tem, font chữ sử dụng và hình ảnh dạng số (bitmap).
2.3. Kết nối: Để ứng dụng trong môi trường công nghiệp, máy in mã vạch được các nhà sản xuất tích hợp nhiều loại kết nối để đồng bộ hóa tối ưu với mạng cơ sở dữ liệu của doanh nghiệp từ có dây như Parallel (LPT), RS232 (COM), USB, LAN tới không dây như WAN (IEEE801.01). Vì thế máy in mã vạch hoạt động chính xác với mọi loại cơ sở hạ tầng thông tin.
3. Cách thức làm việc:
Máy in làm việc dựa vào sự đốt nóng của điểm nóng trên đầu in lên các bề mặt tem nhãn. Máy in mã vạch in theo dạng một chiều nằm ngang. Khi tem chạy ngang qua đầu in, đầu in sẽ định vị các điểm đốt nóng và làm chảy mực in, mực in sẽ bám vào tem nhãn và khô ngay lập tức.
Cảm biến của máy in (sensor) là một bộ nhận tín hiệu từ tia hồng ngoại nó phát ra. Nó là bộ phận dùng để hiểu kích thước cũng như chất liệu giấy. Cách để nó nhận ra kích thước giấy là khe hở bằng đế lắc-xin giữa 2 con tem (đối với chế độ “die cut label”) hoặc điểm đánh dấu ( chế độ “label with mark”). Một số máy in dòng công nghiệp có thêm các sensor khác như sensor phía cửa ra của tem nhãn để ứng dụng cho các chức năng peel-off, tear-off hoặc auto-cutter.
4. Phân loại:
Việc phân loại máy in chủ yếu được dựa vào tốc độ in, kết cấu khung sườn và độ phân giải là chính. Để lựa chọn máy in phù hợp với ứng dụng của khách hàng, khách hàng phải hiểu rõ sản lượng tem in, chất lượng và chất liệu tem in. Vì thế, máy in mã vạch giá rẻ được nhà sản xuất phân ra làm 3 loại cơ bản:
4.1. Máy in mã vạch để bàn (Desktop Printer):
- Là loại máy in tem nhãn giá rẻ nhỏ gọn, độ phân giải và tốc độ in nhỏ nhất trong các loại máy in mã vạch, chiều dài cuộn giấy thông thường là 50 mét. Máy in này thường để ứng dụng trong môi trường văn phòng với sản lượng tem in ít như các cửa hàng thời trang, quán cafe, cửa hàng hoa quả hoặc siêu thị mini, điểm bán vé…
4.2. Máy in mã vạch công nghiệp nhẹ (Light Industrial Printer):
- Máy in hơi to, thường nắp phủ (cover) làm bằng nhựa plastic nên khối lượng trung bình. Tốc độ in vừa phải và hỗ trợ độ dài giấy lên tới 150 mét. Thường dùng trong môi trường kho vận, siêu thị lớn hoặc dùng cho chính phủ.
4.3. Máy in mã vạch công nghiệp nặng (Heavy Industrial Printer):
- Máy in to hơn, khung sườn chắc chắn được cấu tạo bằng thép giúp nâng cao tốc độ in lên tối đa 13ips. Thích hợp trong các ứng dụng in tem mã vạch trong dây chuyền sản xuất với số lượng in hàng loạt cực kỳ lớn.
Sau đây tôi xin giới thiệu rõ hơn về máy in mã vạch công nghiệp :
Máy in mã vạch Công nghiệp được thiết kế cho nhu cầu khối lượng in tem nhãn lớn . Các máy in có khả năng in ở độ phân giải cao hơn để tạo ra bất kỳ nhãn có kích thước nào. Thiết kế chắc chắn họ làm cho họ hoàn toàn phù hợp cho kho bãi và nhà máy sản xuất.
Để đáp ứng được yêu cầu khắt khe của tất cả ứng dụng công nghiệp đó, máy in mã vạch công nghiệp được thiết kế với nhiều tính năng ưu việt:
-Tốc độ nhanh, độ phân giải cao: Tốc độ in tối đa lên tới 12 ips (304 mm/s), độ phân giải 203-600 dpi, độ rộng in tối đa 4”- 6” (104-168 mm). Đáp ứng được nhu cầu in nhãn liên tục nhiều giờ của lĩnh vực công nghiệp..
-Độ bền cao: Được thiết kế với khung nhôm đúc đảm bảo độ bền cao, trọng lượng nhẹ, chịu được điều kiện khắc nghiệt của môi trường công nghiệp. Có thể hoạt động liên tục trong nhiều giờ đáp ứng nhu cầu của lĩnh vực công nghiệp.
-Dễ dàng sử dụng, thay thế: Màn hình LCD phía trước dễ đọc, thao tác máy dễ dàng nhờ mã hóa các chỉ báo bằng màu sắc. Sơ đồ lắp giấy và ruy băng (ribbon) được chạm nổi trên máy. Dễ dàng tháo lắp đầu in (có thể được thay đổi trong vòng chưa đầy 5 phút), ruy băng (ribbon), giấy in. Có khả năng nâng cấp firmware.
-Kết nối: Serial, parallel, LAN (tùy chọn), wireless 802.11g (tùy chọn), USB host (tùy chọn). Giao diện kết nối tiêu chuẩn cho phép dễ dàng tích hợp với bất kỳ hệ thống nào.
Làm sao để chọn được máy in mã vạch tốt nhất :
-Tốc độ in: thể hiện chiều dài được in ra trên mỗi giây (ips). Một máy in mã vạch có tốc độ cao sẽ in được số lượng lớn trong khoảng thời gian ngắn nhất. Tốc độ tối thiểu của một máy in mã vạch từ 2-8 ips.
-Độ phân giải (resolution): là số điểm đốt nóng trên một inch (dpi). Các máy hiện nay thường có độ phân giải là 203, 300, 600 dpi. Chỉ số dpi càng cao, mật độ điểm trên đơn vị càng dày thì tem in càng sắc nét, tuy nhiên giá sẽ đắt hơn.
-Bộ nhớ máy: gồm 2 phần là bộ nhớ RAM (nhận lệnh in từ máy tính) và bộ nhớ FLASH (lưu các thông tin như quy cách con tem, font chữ sử dụng và hình ảnh dạng số). Một máy in mã vạch có tối thiểu từ 2- 4MB SDRAM là có thể đáp ứng tốt nhu cầu in ấn đạt mức trung bình.
- Chiều rộng tối đa (MPW): các máy in trung bình thường có MPW là 104mm đi với khổ giấy 110mm, một số công ty trong khu công nghiệp cần in với khổ giấy 140mm.
-Vật liệu in: ngoài giấy là vật liệu chính, các máy in mã vạch còn in được lên 1 số vật liệu khác như giấy nhựa tổng hợp (loại giấy dai), giấy bạc, giấy nhôm, các loại film, da mỏng…bạn cần hỏi ý kiến chuyên gia trước để có lựa chọn thích hợp.
Ngoài ra, bạn có thể chọn những máy in mã vạch được tích hợp Parallel (LPT), RS232 (COM), USB, mạng LAN… để có thể hoạt động trên mọi loại cơ sở hạ tầng thông tin.
Lựa chọn theo nhà sản xuất của sản phẩm bạn nên tìm đến những thương hiệu uy tín đã được thế giới công nhận về chất lượng cũng như giá cả của sản phẩm .
Lựa chọn theo nhà phân phối sản phẩm : đây cũng là một việc cực kỳ quan trọng ngoài việc sản phẩm tốt thì bạn cần có 1 nhà phân phối uy tín để tránh trường hợp máy móc bị hỏng hóc bạn không biết tìm chỗ nào để bảo hành sửa chữa .
Sau đây là một số máy in mã vạch công nghiệp được các doanh nghiệp lựa chọn sử dụng nhiều nhất .
+ Là loại máy in truyền nhiệt gián tiếp và truyền nhiệt trực tiếp
+ Màn hình điều khiển LCD 240x128 pixel
+ Độ phân giải: 203 dpi ( tốc độ 8 inch/giây)
+ Bề rộng nhãn tối đa có thể in: 104 mm
+ Dùng mực in cuộn 110mmx300m
+ Bộ nhớ: 64Mb Flash/ 4Mb DRAM , 512 MB
+ Cổng giao tiếp: Seial, Parallel & USB, 10/100 LAN
+ Kích thước: 278x338x475mm (WxHxD)
GIÁ BÁN : 23.990.000
+ In truyền nhiệt trực tiếp và gián tiếp.
+ Độ phân giải: 300 dpi/ 12 dots per mm
+ Chiều rộng in: 4.09”/104 mm
+ Chiều dài nhãn tối đa có thể in: 39”/991 mm
+ Tốc độ in tối đa: 6”/152 mm per second
+ Bộ nhớ: 128 MB Flash/ 128 MB DRAM.
+ Dùng mực in cuộn: 450m
GIÁ BÁN : 22.990.000
Máy in mã vạch,in tem nhãn Datamax M-4206 M-Class Mark II là dòng máy in nhãn chuẩn công nghiệp với kích thước vừa nhưng lại đáp ứng sức mạnh và hiệu suất mà môi trường công nghiệp yêu cầu, đòi hỏi độ tin cậy cao của các ứng dụng thương mại và khi điều kiện ít tốn chổ được xem xét.
GIÁ BÁN : 18.900.000
+ Màn hình LCD bảng điều khiển có đèn nền hoạt động, giao diện người dùng dễ dàng.
+ Tự động phát hiện độ phân giải đầu in trong khi thay đổi đầu in.
+ Bảng điều chỉnh đa chức năng với màn hình LCDback-lit cho giao diệnngười sử dụng dễ dàng.
+ Mô-đun dễ bảo trì.
GIÁ BÁN : 20.090.000
+ Tiếp tục thành công của dòng sản phẩm máy in công nghiệp I class, Datamax-O’Neil ra mắt dòng máy in mã vạch I class Mark II với thiết kế nhiều tính năng mới cùng độ bền chắc, độ tin cậy cao.
+ Là sự lựa chọn cho các khách hàng trong các lĩnh vực công nghiệp như sản xuất, vận tải, bệnh viện,…..
GIÁ BÁN : 23.990.000
+ Máy in công nghiệp I class, Datamax-O’Neil với nhiều tính năng mới cùng độ bền chắc, độ tin cậy cao là sự lựa chọn cho các khách hàng trong các lĩnh vực công nghiệp như sản xuất, vận tải, bệnh viện,…..
+ Với các bộ vi xử lý nhanh nhất, bộ nhớ lớn nhất và các cổng giao tiếp có sẵn trong một máy in tầm trung, I-Class Mark II cung cấp chi phí điều hành thấp hơn và chất lượng in hoàn hảo.
+ Đối với các ứng dụng đa dạng như vận chuyển và tiếp nhận, nhận dạng sản phẩm, bệnh viện và theo dõi tài sản, I-Class Mark II sẽ tạo cho khách hàng nhiều lợi ích như độ bền, hiệu suất và giá trị sử dụng.
GIÁ BÁN : 31.129.000
Liên hệ ngay với chúng tôi để được mua hàng giá tốt nhất :
-------------------------------------------------------------
|
Công ty TNHH TMDV và phát triển thị trường Tân Phát
Tại Sài Gòn: Số 81 Cách mạng T8,Quận 1, TPHCM,
Tel: (028)730 666 86 -0941581166
Tại HN: Số 33 Võ Văn Dũng,Quận Đống Đa, Hà Nội,
Tel: (024) 35. 666.555 , (024)73003666
--------------------
Phòng bán hàng dự án chuỗi siêu thị, nhà máy KCN: 0912270988 , 0917886988 / Email:tt06@tanphat.com.vn
Phòng Bán hàng cho các đại lý: 091.227.0988 , 091.666.0504 , 091.666.0042 / Email: pp01@tanphat.com.vn
|
|