Máy đọc mã vạch tốt nhất cho những mã vạch nhỏ,máy dọc mã vạch tót nhát cho nhũng mã vạch nhỏ
Danh mục sản phẩm

Máy đọc mã vạch tốt nhất cho những mã vạch nhỏ

Mã vạch và công nghệ mã vạch sẽ chẳng có ý nghĩa gì cả nếu chúng ta không có những thiết bị đầu - cuối dùng để tạo và giải mã ký hiệu. Có nhiều loại thiết bị dùng để tạo và giải mã barcode mà trong đó Barcode Thermal Printer và Barcode Scanner là loại thông dụng nhất được ứng dụng rộng rãi trong cả buôn bán lẻ lẫn trong sản xuất công nghiệp...

Cấu tạo cơ bản của máy quét mã vạch 
 
Một máy quét mã vạch quang học cơ bản và đầy đủ gồm 3 thành phần:
 
1. Bộ phận quét barcode: phát ra 1 chùm tia sáng vào ký hiệu mã vạch để lấy thông tin. Tùy theo công nghệ chế tạo mà người ta chia làm 2 loại barcode scanner:
- Loại CCD Scanner: gồm 1 dãy đèn LED bố trí sao cho các tia sáng phát ra tạo thành 1 vệt sáng thẳng theo chiều ngang cắt ngang qua bề mặt của ký hiệu mã vạch. Ánh sáng phản xạ thu được bởi CCD Scanner lense là bộ phận dùng để chuyển tín hiệu ánh sáng thành tín hiệu digital.
- Loại Laser Scanner: gồm 1 mắt đọc tựa như mắt đọc của đầu đĩa hình, phát ra tia laser đỏ, sau đó người ta dùng kính phản xạ để tạo thành vệt sáng cắt ngang qua bề mặt của mã vạch. Loại laser scanner không cần dùng tròng thu ánh sáng.
 
2. Bộ phận truyền tín hiệu: phát ra các xung điện tượng trưng cho các vạch và các khoảng trống thu được từ bộ phận quét. Thường bộ phận quét và bộ phận truyền được tích hợp trên cùng 1 board mạch.
 
3. Bộ phận giải mã (Decoder): nhận tín hiệu xung điện từ bộ phận truyền và giải mã theo dạng thức của loại barcode được lập trình sẵn trong bộ nhớ. Nếu giải mã thành công, 1 tiếng kêu "bíp" sẽ phát ra và tín hiệu được giải mã sẽ xuất hiện trên màn hình của phần mềm quản lý bán hàng đang sử dụng.
Nguyên lý hoạt động của 1 máy quét mã vạch :
 
Các máy quét barcode bắn ra 1 chùm tia sáng, thường là màu đỏ. Nếu nó rơi vào 1 vùng sáng, thì 1 con số zero sẽ được đọc. Còn nếu nó rơi vào 1 vùng tối, thì máy sẽ nhận dạng là con số 1. Như vậy, việc quét barcode sẽ phát ra 1 chuỗi gồm những con số zero và 1. Chuỗi này sẽ tượng trưng cho các ký tự hoặc ký số đã được mã hoá và được truyền vào bộ giải mã. Bộ giải mã có thể là phần cứng (bộ phận giải mã) có Firmware, hoặc cũng có thể là phần mềm được cài vào máy tính. Khi chuỗi zero và 1 đưa vào bộ giải mã được nhận dạng là 1 loại barcode nào đó, thì nó sẽ được biên dịch thành mã số ban đầu và 1 tiếng "bíp" sẽ báo hiệu. Còn bằng ngược lại thì máy sẽ không báo hiệu gì cả và không có mã số nào được hiển thị vì tín hiệu thu được không nằm trong các loại barcode được lập trình sẵn trong Firmware của phần cứng hoặc trong Software của phần mềm.
 
Thông thường hầu hết các loại barcode scanner có mặt trên thị trường đều có sẵn bộ giải mã bên trong và ta không cần phải lập trình để giải mã barcode.
 
Đặc điểm của scanner  là các vạch càng cao thì góc quét càng lớn và khả năng đọc mã vạch càng cao. Vạch càng thấp thì chùm tia sáng đập vào nó càng ít (tức góc quét càng thấp) và khả năng đọc mã vạch càng thấp.
 
Như vậy, trong nguyên lý hoạt động của máy quét barcode quang học, ta thấy rằng khi 1 máy quét barcode còn tốt (tức bộ phận phát tia sáng còn tốt) không đọc được 1 loại barcode nào đó thì điều này có nghĩa là máy vẫn đọc được tín hiệu, nhưng không giải mã được vì chuỗi (0, 1) thu được không nằm trong bất kỳ loại barcode nào có sẵn trong Firmware của máy.
 
 
Cách sử dụng máy quét mã vạch
 
Bước 1: Tìm vị trí in mã vạch có trên sản phẩm mà bạn muốn đọc. Phần lớn các sản phẩm tiêu dùng ở hàng tạp hóa thường có mã vạch ở góc trái hoặc phải dưới của bao bì sản phẩm. Hoặc một số sản phẩm có thể in đâu đó trên bao bì, bạn có thể tìm kiếm kĩ sẽ thấy.
 
Bước 2: Đưa máy quét chiếu vào mã số mã vạch của sản phẩm. Nếu là máy quét mã vạch laser màu đỏ thì bạn đưa máy quét sao cho cái phần ánh sáng laser màu đỏ nằm trên mã vạch mà bạn muốn quét. Một số máy quét mã số mã vạch sẽ tự động điều chỉnh tia laser sao cho khớp với mã vạch sản phẩm để có thể đọc được, nhưng một số khác thì bạn phải điều chỉnh. Trước hết, bạn hãy chắc chắn rằng đèn laser của máy quét vẫn hoạt động bình thường, sau đó bạn trỏ ánh laser đó vào mã vạch và nhấn nút engage có đằng sau hoặc ở bên thân máy quét. Với máy quét laser đơn tia, bạn cần để tia laser cắt ngang mã vạch sản phẩm. Còn với máy quét đa tia thì mọi việc đơn giản hơn, với nhiều tia laser đan chéo nhau, bạn chỉ cần đưa mã vạch sản phẩm vào vùng có tia quét. Bước 3: Xem trên màn hình đã hiển thị những thông tin đúng về sản phẩm hay chưa. Nếu chưa, hãy thử lại hoặc kiểm tra lại máy quét. Nếu gặp rắc rối về máy quét hay phần mềm bán hàng, hãy liên hệ ngay với kỹ thuật nơi bạn đã mua máy quét, không nên tự ý sửa chữa máy.
 
Các bước sử dụng máy quét mã vạch là hết sức đơn giản, giúp bạn thao tác nhanh chóng nhất mà không cần tốn thời gian học cách sử dụng
 
Lợi ích của việc sử dụng mã số mã vạch 
 
      1. Dễ dàng và thuận tiện cài đặt: Hầu hết các thiết bị mã vạch hoạt động với quy trình cài đặt đơn giản và ít lập trình. Đầu đọc mã vạch được cài đặt dễ dàng chỉ cần cắm vào máy tính qua cổng USB hay RS232, tựa như cài đặt chuột và bàn phím máy tính. Sử dụng đơn giản, có thể đào tạo nhân viên sử dụng đầu đọc mã vạch nhanh chóng và dễ dàng. Với việc cài đặt đầu đọc mã vạch, bạn có thể trải nghiệm tất cả những lợi ích kinh doanh đến kiểm soát hàng tồn kho tự động.
 
        2. Tính chính xác cao: Thao tác bán hàng thủ công, nhân viên phải tính nhẩm giá sản phẩm hay ghi thông tin, nhớ giá sản phẩm trong kho dễ gây nhầm lẫn nghiêm trọng. Với đầu đọc mã vạch, các dữ liệu được nhập tự động và thực hiện bằng máy giúp hạn chế tối đa sai sót, nhầm lẫn của nhân viên.
 
        3. Giảm thiểu lượng giấy thải: Sử dụng đầu đọc mã vạch làm giảm số lượng giấy công ty bạn cần sử dụng để theo dõi sản phẩm, tốt hơn cho môi trường.
 
        4. Quản lý hàng tồn kho: Đầu đọc mã vạch tự động hóa quy trình nhập dữ liệu để công ty có thể lưu lại số lượng khổng lồ thông tin trong khoảng thời gian ngắn. Thay vì tự nhập dãy dài mã số cùa sản phẩm, nhân viên có thể ngay lập tức quét dữ liệu thông tin với đầu đọc mã vạch. Bạn có thể kiểm tra khối lượng hàng tồn kho theo ngày, theo tuần hoặc theo tháng với thao tác đơn giản.
 
        5. Thanh toán nhanh chóng: Giảm thiểu tắc nghẽn ở các quầy thu ngân, đầu đọc mã vạch giúp quy trình thanh toán nhanh chóng và hiệu quả. Thay vì tự nhập từng hạng mục mua hay nhớ giá thủ công để tính tiền, nhân viên thu ngân có thể quét và in hóa đơn tổng số tiền cần thanh toán, có thể phục vụ khách hàng nhanh chóng và tốt hơn.
 
        6. Dễ dàng thay đổi giá: Việc điều chỉnh giá trở nên dễ dàng hơn với hệ thống mã vạch, thay đổi giá sản phẩm trở nên nhanh chóng, dễ dàng và chính xác hơn.
 
        7. Quay vòng đầu tư nhanh hơn: Hệ thống bán hàng mã số mã vạch cho phép kiểm soát hàng tồn kho, giúp công ty bạn có thể kiểm soát chu kỳ hàng tồn kho và cung cấp sản phẩm nhanh hơn. Hạn chế việc nhập thừa hay thiếu sản phẩm trong kho hàng.
 
        8. Quyết định kinh doanh tốt nhất: Dựa vào dữ liệu lịch sử tồn kho chính xác, bạn có thể đưa ra quyết định kinh doanh chính xác hơn. Bạn có thể biết được mặt hàng nào phổ biến, được tiêu thụ nhiều nhất, mặt hàng nào không bán được… Dữ liệu chính xác giúp bạn giảm chi phí mua và chi phí vận chuyển hàng hóa, đưa lại hiệu suất trên một đồng vốn đầu tư của bạn cao hơn, đem lại doanh thu tốt nhất cho công ty.
 
        Với lợi ích về mọi mặt từ bán lẻ đến quản lý hàng tồn kho khi sử dụng thiết bị mã số mã vạch là lý do tại sao ngày càng nhiều công ty, cửa hàng, shop, siêu thị sử dụng và tận dụng triệt để lợi ích của đầu đọc mã vạch. Được thiết kế để cải thiện hoạt động và tăng hiệu quả kinh doanh, đầu đọc mã vạch mang lại lợi thế cho doanh nghiệp về tiền bạc và thời gian.

Cách lựa chọn đầu đọc mã vạch :

Công nghệ quét.
 
Trên thị trường, đầu đọc mã vạch sử dụng 2 công nghệ cơ bản là : công nghệ Laser và công nghệ CCD .
Máy sử dụng công nghệ Laser rất nhạy, có thể quét được những mã ở trên bề mặt cong, xa (15-27cm), đang chuyển động, đọc được cả khi có ánh sáng chói và trong những môi trường khắc nghiệt. Còn những máy ứng dụng công nghệ CCD có độ bền cao, quét được những mã vạch nhỏ, trên bề mặt gồ ghề.
 
Đối với đầu đọc mã vạch CCD, nó cho tia sáng dày khoảng 1cm và xa <20cm, thông thường là 10cm. Còn đầu đọc bằng Laser thì cho ra tia quét mảnh hơn, độ rộng vài mm, xa 20cm (có khi lên đến 30cm).
Ngoài ra, còn có công nghệ chụp ảnh tuyến tính là công nghệ mới nhất và đang được đưa vào sử dụng. Loại này khắc phục được hầu hết các nhược điểm của các loại trên.
 
Loại mã code đầu đọc mã vạch sử dụng gồm có:
 
Đầu đọc mã vạch 1D sử dụng công nghệ tia laser hoặc công nghệ chụp ảnh tuyến tính. Máy quét được các loại mã vạch 1D như code 128, code 39 (trong siêu thị, shop hàng hóa); UPC, EAN (trong vận chuyển quốc tế)…
 
Đầu đọc mã vạch 2D (mã 2D là ma trận điểm ảnh - ma trận vuông trắng đen) có sức chứa dữ liệu lớn, sử dụng để quét các mã như Data matrix, QR code, PDF-417…
Khi quét, nếu máy bắn ra tia sáng hẹp và dài thì đó là máy quét 1D, còn nếu máy bắn ra tia sáng chùm, thì đó là máy quét 2D.
 
Tùy vào nhu cầu lĩnh vực kinh doanh của đơn vị bạn có thể chọn những đầu đọc đơn tia hoặc đa tia.
 
Chức năng của đầu đọc mã vạch được phân thành 3 nhóm chính:
 
- Sử dụng trong bán lẻ, cơ quan hành chính: đây là những máy có dạng phổ thông, phù hợp cho văn phòng và siêu thị, chủ yếu sử dụng công nghệ laser, thời gian quét nhanh, chính xác (1-3 giây/lần), như Symbol DS6708 
- Máy sử dụng trong kho bãi: đòi hỏi phải bền, tránh được bụi, quét được nhiều sản phẩm, thời gian quét dài, mã vạch quét chủ yếu là UPC/EAN. Những máy quét 2D và PDF có kết hợp thêm công nghệ không dây như Radio hoặc Bluetooth là lựa chọn phù hợp.
 
- Ứng dụng trong công nghiệp: đây là môi trường có tính tự động hóa cao nên cần những máy có độ chính xác cao, quét nhanh và rộng. Thường sử dụng máy quét Laser đa tia (20  tia), được cố định đứng yên như Zebex Z6170 ...
 
Nhà sản xuất và phân phối
 
Hiện nay, các loại đầu đọc mã vạch ở Việt Nam đều cho chất lượng khá ổn định. Một số hãng phổ biến như , Zebex,Antech, Metrologic, Honeywell, Prowill, Motorola, Symbol...
 
Sau đây tôi xin giới thiệu đầu đọc mã vạch chuyên dùng cho các mã vạch nhỏ , chip điện tử , ....
 

Máy quét mã vạch 2D Honeywell Xenon 1900G-HD

- Honeywell Xenon 1900G-HD là máy quét mã vạch 2D tốt nhất hiện nay. 
- Xenon 1900G-HD cung cấp hiệu suất và độ tin cậy hàng đầu 
- Xenon 1900G-HD sử dụng công nghệ chụp ảnh. 
- Cho phép mở rộng chiều sâu trường quét SwiftDecoder Omniplanar 
- Cải thiện khả năng quét mã vạch chất lượng kém, siêu nhỏ 
- Quét tốt các mã vạch siêu nhỏ trên RAM, vi mạch điện toại di động 
- Sản phẩm chưa bao gồm chân đế
kmQuét tốt các loại mã 2D nhỏ trên RAM, Điện thoại di động
 
GIÁ BÁN  : 4.959.000

-------------------------------------------------------------

 

 

Công ty TNHH TMDV và phát triển thị trường Tân Phát
Tại Sài Gòn: Số 81 Cách mạng T8,Quận 1, TPHCM, 
Tel: (028)730 666 86 -0941581166
 
Tại HN: Số 33 Võ Văn Dũng,Quận Đống Đa, Hà Nội,
Tel: (024) 35. 666.555 , (024)73003666
--------------------
Phòng bán hàng dự án chuỗi siêu thị, nhà máy KCN: 0912270988 , 0917886988 / Email:tt06@tanphat.com.vn
Phòng Bán hàng cho các đại lý: 091.227.0988 , 091.666.0504 , 091.666.0042 /  Email: pp01@tanphat.com.vn

 

Máy đọc mã vạch tốt nhất cho những mã vạch nhỏ,máy dọc mã vạch tót nhát cho nhũng mã vạch nhỏ Máy đọc mã vạch tốt nhất cho những mã vạch nhỏ,máy dọc mã vạch tót nhát cho nhũng mã vạch nhỏ
11 1 12 23 bài đánh giá
ĐẶT HÀNG ONLINE(028)373066686 0941581166 - 0888477966
CÔNG TY TNHH TMDV và PTTT TÂN PHÁT GPKD số: 0102003818 do Sở KH & ĐT Thành phố Hà Nội cấp ngày 05 tháng 11 năm 2001